Monthly Archives: Tháng Chín 2007

Thờ ơ đến phát khiếp

Một trang báo điện tử chuyên đề giao thông vận tải (www.giaothongvantai.com)

Bạn hãy click vào trang chủ (home) của tờ báo để thấy ột sự “biên tập” thật đáng “kinh tởm”!

Vấn đề cần bàn: Trong khi cả nước sôi sục vì thông tin cầu Cần Thơ thì trang báo chuyên môn lại chỉ đăng tin “chuyên đề ô tô” với đầy đủ những cập nhật về các loại xe thời thượng.

Đẻ ra một tờ báo, một website để làm gì trong khi không có tâm huyết dành cho nó? Sai mục đích phục vụ cộng đồng và gây phản cảm cho ngừời đọc?

Không thể tưởng tượng nổi. Nên đặt tên báo là “tin_đồng_nát” còn hơn.

Hãy biết cúi đầu!


Đây là bức ảnh mà những người tham gia thi công và gây ra “thảm họa cầu Cần Thơ” đã cúi đầu nhận lỗi trước những sai sót mà họ gây ra cho người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Tuy nhiên, họ là những người Nhật Bản. Vậy còn những người Việt Nam tham gia xây cầu đâu? Hay vì không phải là nhà thầu chính nên không có lỗi gì?

Hãy biết cúi đầu, dù đó chỉ là cử chỉ tỏ sự hối lỗi chứ chưa nói đến việc bồi thường.

(picture – tuoitreonline)

Tôi không yêu nước! (2)

Tôi không yêu nước (1): Chính xác hơn, tôi không yêu nước theo kiểu của các bạn!

Đáng lẽ tôi định viết riêng một bài về khái niệm yêu nước để trả lời những người đang hăng say chê bai tôi sau bài viết (1), rằng họ đang lẫn lộn giữa chủ nghĩa yêu nước và một tinh thần đặc sệt dân tộc chủ nghĩa. Lẫn lộn giữa yêu nước và yêu chính quyền. Tuy nhiên tôi thấy mình không cần phải tranh cãi thêm, vì tôi đã viết ở (1) quá rõ ràng rồi, ai cố tình hiểu cong là vấn đề của họ, không phải vấn đề của tôi.

Định links sang blog anh Hoàng Nguyên Vũ (báo An ninh Thế giới) nhưng anh đã xoá tiệt cái bài phản đối tôi rồi. Thật tiếc (cho anh).

Nhưng sau khi đọc kỹ lại hàng trăm phản hồi trên blog tôi và trên mọi diễn đàn, PM, Email… thì tôi thấy một vấn đề đại chúng hơn, nặng nề hơn và bộc lộ méo mó giữa những comments tưởng là rất cá nhân: Vấn đề về lòng tốt và của tốt.

Bạn nghĩ thế nào là Cho và Nhận?

Bạn tưởng thế nào là Từ Thiện? Bạn có bao giờ nghĩ rằng những việc mà bạn quen coi đó là từ thiện, nó thực ra chỉ làm bạn vênh vang, và những đồng tiền bạn Cho trở thành một gánh Nặng cho xã hội Việt Nam không? Và bạn trở nên quen dùng đồng tiền để làm thước đo cho mọi giá trị trong xã hội hiện nay? Và bạn đang Bố Thí chứ bạn không hề Từ Thiện.

Hay bạn tưởng cứ có tiền thì tiêu kiểu gì cũng được? Và vênh lên nói tôi rằng hàng nghìn cuốn sách tờ báo tờ tạp chí ròng rã mang sang cho cô dâu Việt của tôi năm nay không bằng một cái tin nhắn 15 nghìn đồng Ủng hộ vì người nghèo cho VTV của bạn. Hoặc hàng trăm trợ giúp cô dâu lao động Việt của tôi năm ngoái không bằng bạn bố thí cho nhà nghèo thỉnh thoảng. Bởi những gì tôi có thể góp cho cuộc đời hoàn toàn không phải là tiền hoặc tính được bằng tiền (ví dụ như cái blog này). Ví dụ như bao nhiêu nước mắt người khác đáng lẽ chảy. Và bạn vênh vang vì tiền của bạn đã giúp được đến người mù mắt, chứ không như tôi, dành tiền cho một ông sinh viên mắt đã không mù người lại còn mạnh khoẻ.

Vì sao tôi dùng từ Bố Thí?

Vì tiền của bạn khi Cho đã tạo nên một gánh nặng cho toàn xã hội, thậm chí tạo nên sự đau đớn. Cho cả những người nghèo, ăn xin, nạn nhân mà bạn tưởng bạn đã giúp họ.

……..

….

(Chưa viết xong miễn comments, cảm ơn.)

Cầu Cần Thơ_ký sự

Cầu cần thơ

Trang đầu của các tờ báo điện tử rạng sáng ngày hôm nay, tức là đã đến đêm ở nhà, luôn là những hàng tít giật gân và ớn lạnh. Đó là tin vụ sập cầu ở Cần Thơ. Thật là không ai dám tin ở mắt mình là những thứ kinh khủng như thế lại xảy ra ở Việt Nam.

Những lần đi qua khu “công trình thế kỷ” này mình luôn linh cảm rằng có điều không ổn. Mình đã tranh cãi với một vài người về cái-mà-mắt-mình-thấy-rõ-mồn-một này và đã từng tưởng tượng đến cảnh tượng kinh khủng “có thể sập” đó, nhưng không thể ngờ là… nó xảy ra thật. Hẳn là các bác ở Bộ Giao Thông Vận Đủi luôn luôn và luôn luôn nghĩ là công trình hợp tác của mình xây nên sẽ hòanh tráng biết bao, vĩ đại biết bao, ích lợi biết bao, và các bố sẽ ghi nhớ dịp để khắc tên mình vào công trình thế kỉ. Nhưng thưa các bố, với con mắt phàm tục của một người dân bình thường như con, con chỉ nhìn thấy mấy cái cột chống cầu ấy y như mấy que tăm ẻo lả cắm trên mặt ruộng!

Đảm bảo là đang có một số các bố cầu đường đang chửi rủa mình bảo là biết quái gì về cầu đường mà nói. Phải nói chứ. Why not? Thật sự là thế, sau ngày khởi công xây cầu năm 2004, những lần đi qua đây mình đều có cảm giác bất an. May mà nó chưa xây xong, nếu nó mà xây xong rồi thì dám mình cũng mạo hiểm uốn lên xem “đường-chờ-lún” nó cứng cáp cỡ nào lắm.

Ai lại cầu bắc ngang cái sông to thế mà chỉ được đỡ bằng mấy cái trụ mỏng te nhìn y như mấy que tre dẹp dẹp mà Kinh Đô hay dùng làm que kem. Theo phương pháp ngụy-trang-kiểu-Việt-Nam, mặt to sẽ được quay ra ngòai để đánh lừa thị giác người dân, còn mặt mỏng thì được xoay ngang ra rồi ghép với …một cái que nữa mỏng y hệt nhằm làm cho cái cột chống to ra một tí (một tí thôi nhớ!). Tại sao không thể là 1 khối thống nhất nhỉ? Tại sao phải ghép 2 cái mỏng lại cho mất thời gian nhỉ? Bởi vì có lẽ ghép thế để một khỏang xi măng ở giữa 2 cái que mỏng đấy sẽ được biến thành nhà cửa ruộng vườn, nhà hàng khách sạn, trạm xăng, sân golf, xe hơi, đồng hồ, mắt kính đồ hiệu? Thật là những con người chân lấm tay bùn cả đời tòan gặp bùn bùn cát cát, nay đã giác ngộ được với…xi măng!

Nếu ai nói rằng thảm họa naỳ là “tai nạn vô tình”, và kết quả sẽ là cha chung không ai khóc thi` that la`… văn minh. Rồi các Bộ sậu ban ngành sẻ có một chút ít tấm lòng thành, gọi là lo lắng cho gia đình các nạn nhân… và đồng thời sẽ đăng báo rằng mình đã làm “từ thiện”… Ôi, thảm họa, rõ là thảm họa… Thảm họa chính là cái mà các bác gọi là “trách nhiệm” í ạ. Trong một quá trình: Xây cầu – cầu sập – không có dụng cụ …nâng bê tông (thế các ông bê khối bê tông lắp lên trụ bằng tay à?!) Bây giờ tai họa xảy ra, lại nói là phải chờ, lại ỷ vào bên Nhật … moi’ có công cụ hiện đại. Đáng lẽ những thiết bị này phải được chuẩn bị từ trước chứ, ngay từ khi bắt đầu thi công chu? bởi làm sao chúng ta biết được việc gì sẽ xảy ra, phải Đề Phòng là thiết yếu!. Nói kiểu các ông xưa nay vẫn áp dụng la` “đến đâu hay đến đó” thì khác nào các ông nằm trong quan tài rồi mới nói đưa giấy đây tôi viết di chúc cho? Thế thì khác gì các ông muốn nấu 1 nồi cơm tử tế trong một cái xoong gỉ, nhưng lại mong sao cho cơm thật ngon thật ngọt. Rồi cơm khê cơm cháy, không có gì xúc ra, lúc đấy lại bảo là “chờ tôi tí, để tôi đi mua cái thìa về thì mới vét cơm khê ra” à?

Chuyện thật chẳng giống ai.

PS : Mấy ngày trước, mình tự nhiên nhớ ra rồi đăng hình cầu Cần Thơ lên…khoe hàng. Mà khổ nỗi, khi đi ngang qua đây mình cũng…săn được kha khá hình cây cầu này. Thích thú gì mà chụp tí tách lắm thế. Có duyên gì với nó chăng? Đừng nhé, eo ơi, em sợ nhắm!

Môt người dân….nhvt

bệnh viện

Bao nhiêu bình minh thế này rồi?

Cốc cà phê đắng ngắt. Uống hết, trời vừa sáng.

cô dâu

Một ông chồng Đài Loan viết thư cho mình thế này.

Thấy những việc mình làm ko hề uổng.

Hanoi小姐您好: 我認識的越南女生不多.只有幾個與內人私交甚篤少數的幾位友人而已.

雖然我不是很認識您.但是我好欣賞您的文采.個性與作風.這樣說當然很冒昧.

我很希望我與內人能有機會與您結緣.我們住在高雄市.您如有計畫經過高雄.可留言給我們.

我很愛我的妻子.但是蠻痛恨她週遭損友.為何稱為損友~因為各各都不學無術~只想坑矇拐騙!

我不想全盤拒絕她來台僅有的幾個家鄉友人~畢竟有時~土不親~人親!!

甚至有時想搬家~讓她有另一個更好的成長環境~但是因素太多了~又很難馬上做到!

您~我常常在妻子面前提起! 我稱你為越南人的驕傲!!

我好希望妻子有一天能跟您一樣!!活出自己的生命力~活出自己的尊嚴與驕傲!!

愛一個人~總是希望她幸福~越愛她~就期望越多!!

如果有一天~您有機會經過高雄~小弟我做東~希望您的故事~能帶給內人驕傲與希望!

trả giá

Cách đây ít lâu, một người tự xưng là nhà báo ở Hà Nội viết thư yêu cầu tôi viết một bài tên là “Trả giá”.

Lý do của họ rất hợp lý nhưng cũng rất hài hước:

– Hợp lý là vì: Em họ đã thần tượng tôi đến mức làm cho cả gia đình phải lo lắng.
– Hài hước là vì: Họ định lấy độc trị độc, chỉ có tôi trị được em họ, lôi nó ra khỏi cơn hâm mộ điên cuồng.

Họ còn bóng gió nói, tôi biết chị đang để đứa con gái ở Việt Nam, chị nên viết một bài nói về sự trả giá đó!

Họ muốn tôi tự bôi xấu mình hoặc tự hạ thấp mình.

Tôi trả lời thế này: Với cá nhân tôi, anh không nghĩ là việc đó xúc phạm tôi à? Cũng như xúc phạm gia đình tôi cùng những người khác trong cuộc sống của tôi? Ngoài ra, việc anh kín đáo nhận định việc tôi có một đứa con gái ở Việt Nam là “trả giá” thì tôi xin phép nói rằng, anh không biết gì về cuộc đời tôi thì anh cũng đừng hàm hồ đó là Được hay là Mất.

Việc đề nghị tôi viết một bài nói xem tôi đã “Trả giá” thế nào cho cuộc sống hiện nay, là một việc viển vông, phản giáo dục và không có cơ sở khoa học. Nếu một bài viết “Trả giá” có thể thay đổi được quan điểm và cá tính em anh, thì chẳng lẽ toàn bộ sự giáo dục của gia đình anh suốt 19 năm nay là số Không hay sao, không mang lại cho em anh cái gì sao?

Việc một người này thích một người khác qua những giá trị về tinh thần người đó mang lại là chuyện bình thường. Tôi cũng thường phải học ở những người quanh tôi rất nhiều thứ.

Còn việc một người hành động, cư xử, học tập, làm việc, yêu đương v.v… như thế nào nó phụ thuộc vào môi trường sống, những thói quen tích luỹ từ bé, sự giáo dục của gia đình.

Những cảm xúc và quan điểm mà anh nhận được từ báo chí chỉ hoàn thiện cái tính cách anh có từ nhỏ, không có một bài văn bài báo nào có khả năng biến một người bạc nhược thành kẻ quả cảm, một kẻ phụ bạc thành người trung nghĩa, nếu trong bản thân người đó không có sẵn các giá trị đó. Và cảm xúc với quan điểm là những giá trị tinh thần chỉ có thể làm miếng áo manh quần mặc lên tính cách của anh thôi.

Tôi khẳng định rằng sự giáo dục của gia đình rất quan trọng với bất kỳ ai.

19 tuổi thực ra môi trường ở VN (gia đình và nhà trường) chưa trang bị cho các em đủ kiến thức làm người, như sự tự ra quyết định độc lập, sự tự chủ, năng lực phán đoán. Và trút hết trách nhiệm đó sang xã hội, như bạn bè, thần tượng, báo chí…lôi kéo.

Gần đây, báo chí VN có đưa tin một fans của Lưu Đức Hoa là Dương Lệ Quyên đã “bắt đền” thần tượng của mình gần đây cũng thế. Bản thân gia đình và cô ấy không hề hiểu rằng, không nên lấy thần tượng ra làm cớ để trút trách nhiệm đời mình lên đấy. Tôi không thấy trách cô Dương mà chỉ buồn khi thấy gia đình fans đó cũng mặc nhiên cho rằng họ luôn đúng.

————

Giờ là tâm sự riêng với bạn nhé :

Tôi nghĩ trả giá cho mỗi một sự lựa chọn của mình là chuyện đương nhiên như hơi thở. Ai chẳng phải mất cái này mới được cái kia?

Tôi cũng có thể chọn cách sống an phận, ườn ra làm Vượng Phu Ích Tử thoả mãn với thu nhập ở toà soạn vài trăm đô một tháng. Hoặc tôi cũng có thể làm tú bà buôn người, rũ bỏ mọi trách nhiệm với đời người khác và đời mình, tôi cũng có thể làm người nhặt rác, bán rau, học hành làm chi cho mệt, lại còn phải ganh đua mang tiếng với đời? Chồng tôi lần nào gọi điện sang Đài Loan chẳng giục tôi về, bỏ hết Thạc sĩ Tiến sĩ đi, anh mong em về làm hai cái sọt, sáng ra chợ ngồi, chồng chở một xe rau củ quả cho mà bán, chiều về chồng đón cả người cả sọt, tối cởi trần hủ hỉ và tắt đèn đi ngủ sớm. Bỏ mặc toà soạn bỏ mặc những lời thị phi bỏ mặc bon chen bởi khác nào ôm rơm rặm bụng?

Thế thì tại sao tôi lại phải cố gắng, hơn nữa là mỗi sự cố gắng đều phải đi kèm theo một cái giá phải trả, mất thời gian, mất nhan sắc, mất tình nghĩa, mất tự trọng, mất tiền, mất cả gia đình?

Tôi chúa ghét những ca sĩ người mẫu than thở rằng cuộc sống cô đơn, dễ bị cám dỗ, dễ mang tai tiếng, bị đồng nghiệp chèn ép chơi xấu, bị các fans hâm mộ quấy rầy không yên v.v… Ai cấm các cô làm gái đứng đường? Ai cấm các cô ngày mai bỏ việc về nhà bán hủ tiếu rong? Còn đã lựa chọn rồi thì than thở cái gì nữa?

Tôi ghét những nhà văn than thở là tiền nhuận bút không đủ sống, văn chương giá rẻ, bị đầu nậu ép, bị bạn đọc bỏ quên… Ai bắt các người theo nghiệp văn bút, cứ ở nhà nuôi lợn đi cho nó được việc.

Tôi ghét những người thành đạt kể lể vụ họ phải du học xa quê, sống thời nghèo khó, nuôi chí phấn đấu. Ai cấm họ bỏ học về làm cửu vạn? Còn muốn đạt được cái gì thì buộc phải trả nợ đời, trên đời này có ai là người luôn luôn chỉ được lợi mà không phải bỏ ra bất cứ thứ gì, kể cả cảm xúc và thời gian?

Tôi ghét những người kể lể, than nghèo kể khổ, như thể ghét những kẻ đi đánh đĩ quá khứ, gặp ai cũng khoe khoang cách đây năm mươi năm tôi từng được làm lớp trưởng lớp mẫu giáo, thằng đó ngày xưa là đàn em của tôi chứ đâu v.v…

Cho nên tôi cũng có thể chọn cách làm một người tốt như định nghĩa của đám đông, lôi ảnh con lôi tình yêu thương tràn ngập đầy rẫy lên bất cứ chỗ nào mà tôi lướt qua trên mạng, tôi cũng có thể tự hào rên rỉ tôi đã phải mất cái này, tôi đã phải khổ thế kia mới có được một bài báo, tôi cũng có thể trương phình lên trong cái tự mãn và bi thương cá nhân để xin được mọi người một chút cảm thông thương xót, lại còn được mang tiếng là người nhân bản.

Tôi đâu có than thở những điều đó vì tôi biết rằng, đó là những thứ tất nhiên như hơi thở. Tôi đã lựa chọn là tôi thì phải chấp nhận, nếu không tôi đã là bạn. Tôi đã lựa chọn đi xa thì tôi không có quyền than thở là nhớ con. Cũng như, đã lựa chọn blog thì không nên kêu ca mất thời gian. Và cố mà tự chủ trong không gian của mình.

Chứ tội gì để mình luôn bị chửi là hãnh tiến, vô tình vô nghĩa, để một con dở hơi một thằng mất dạy ở đâu cũng lên blog miệt thị xúc phạm: Cái loại bỏ con bỏ gia đình chạy theo công danh là loại đàn bà chả ra gì! Trong khi bản thân họ có làm gì được nhiều cho xã hội này chưa, đã bao giờ dám hy sinh cái gì của bản thân cho một lợi ích cộng đồng chưa, đơn giản như, blog của họ hiện đang là cục vàng hay là … cục vàng vàng trên thế giới này vậy ta? Vào xem là biết ngay.

Thôi ko nói nữa, lại có cớ cho khối kẻ thối mồm bâu vào chửi! Bản thân họ hiểu cái đếch gì là trả giá đâu, khi bản thân bố mẹ họ đã là những bậc phụ huynh thất bại!

Tôi cũng từng có quyết định sai, tôi cũng có quyết định đúng, nhưng nếu không sai và đúng thế thì tôi đã không phải là tôi bây giờ, và tôi đã không đứng ở vị trí của tôi bây giờ. Chấm hết.

Entry for September 24, 2007

Thấy mình sao giống thân phận một cụm lục bình. Đẩy đưa đến đâu thì hay đến đấy. Làm sao mà cuộc đời cứ lênh đênh hoài thế này!

Entry for September 24, 2007

,

Tiếng kêu của Châu Ngư (7)

Chương Hai Mươi Lăm

Nhìn sang Châu Ngư, dường như ngủ rất say, nhưng đám mây kinh hoảng vẫn chưa rời khỏi người cô. Cô ngủ bất an, đôi khi đột ngột lẩm bẩm, hoặc rùng mình một cái; có lúc còn ngạc nhiên thốt lên “A! A!”. Trung Sơn thấy cô bỗng mở choàng mắt sợ hãi, tưởng cô đã thức dậy, nhưng cô lại vội vã nhắm mắt lại. Trung Sơn nghĩ, Châu Ngư thế là hết! Trung Sơn mơ hồ ngủ thiếp đi. Anh có một giấc mơ, mơ thấy mình chới với giữa biển hạnh phúc tình ái, đó thật sự là cả một đại dương, đâu đâu cũng là nước biển hạnh phúc, có thể bơi. Tình yêu chủ yếu là bơi, anh tự do tự tại lặn ngụp, bơi như một chú cá heo, bên trái là Châu Ngư, bên phải là Lý Lan, anh có hai người yêu, đều cùng khoác tay anh, đang bơi khoan khoái, đột ngột Trung Sơn thấy âu lo: Sao ta lại có hai người yêu nhỉ? Trung Sơn lập tức cảm thấy một nỗi ân hận, giày vò và lại một cơn cô đơn đến, lúc này thấy ở đằng xa bơi đến một người, là Trần Thanh. Trung Sơn hoảng loạn quẫy đạp giữa biển, biển hạnh phúc biến thành biển ngạt thở, anh bị bóp ngạt tới mức không thở nổi, rồi anh tỉnh dậy.

Anh nhìn thấy Châu Ngư đang ngồi cạnh mép giường, hút thuốc.

Đấy là lần đầu tiên Châu Ngư hút thuốc. Cô thức dậy đã lâu rồi, thuốc đã hút tới cán.

Trung Sơn. Châu Ngư hỏi, bọn họ có yêu nhau không?

… Tôi không biết. Trung Sơn lắc đầu.

Anh không biết? Châu Ngư lại hỏi, nếu họ yêu nhau, thì giữa tôi và Trần Thanh là cái gì?

Tôi vẫn không biết.

Anh vẫn không biết? … Tôi cho rằng một người không thể cùng lúc có hai mối tình, đúng không? Thế này là thế nào, Trung Sơn? Anh lên núi đi, đào mộ Trần Thanh lên, hỏi anh ta thế là thế nào?

Tôi không thể đi.

Anh không thể đi? … Anh ta phản bội tôi đi ngủ với con đàn bà khác, vì sao không nói trước với tôi một tiếng? Tôi không phải là không cho anh ta ra đi, có vẻ như ngủ với người đàn bà khác thì dễ chịu lắm, giống như thể bây giờ tôi hút thuốc đây, đâu có khổ sở như ta tưởng tượng, sa ngã rất dễ chịu.

Châu Ngư, em không nên nói thế. Trung Sơn bảo, tôi chỉ kể chuyện họ bên nhau cho em nghe, có lẽ sự tình không như ta tưởng đâu.

Được, anh kể câu chuyện sa ngã đi, tôi nghe, tôi cũng chuẩn bị sa ngã đây!

Nếu kể câu chuyện giữa Lý Lan và Trần Thanh, có lẽ phải kể từ chuyện của em trước, bởi, trên thực tế Trần Thanh là món quà em đã tự tay dâng tặng cho Lý Lan. Trần Thanh thực ra rất yêu em, nhất là trước khi quen Lý Lan. Khi em và anh ta mới xa nhau khi tốt nghiệp, trong tim Trần Thanh chỉ có em, anh ta gặp ai cũng chỉ kể về em, khen em đáng yêu, trong trắng. Chỉ có anh ta biết, những sự nhục nhã em phải chịu hồi nhỏ đã làm cho sự thương xót, day dứt của anh ta biến thành tình yêu, anh ta thực ra đâu cần day dứt, nhưng anh ta lại nói với một người bạn thân rằng, quái lạ, sao tôi lại cảm thấy day dứt, vì sao hồi cô ấy mười bốn tuổi tôi lại không quen cô ấy. Chỉ có một người yêu một người thực sự mới có thể nghĩ như thế. Nhưng em để ý nhé, tình yêu của anh ta là bắt đầu bằng sự day dứt đấy.

Anh ta đã yêu em. Nhưng anh ta không hiểu em, cái này cần thời gian. Nhưng em không cho anh ta thời gian, chỉ hở ra một cái là em đã tóm lấy cánh tay anh ta hỏi, anh có yêu em không? Anh ta đáp anh yêu em. Em vẫn còn chưa yên tâm, hỏi, anh yêu em thật không? Anh có dối em không? Có phải anh đang dối em. Trần Thanh đành chỉ biết cười, nói, em muốn anh phải nói thế nào bây giờ? Em bảo, em thấy như là anh đang nói khéo với em, lúc nào anh nói khéo đối phó người khác anh toàn cười thế này. Trần Thanh vậy là không biết đường nào mà nói năng nữa, anh ta thật sự không còn biết nói gì. Nhưng em vẫn lấn tới, buộc Trần Thanh phải tìm cách để chứng minh bằng được tình yêu. Trần Thanh suy nghĩ mãi, rồi khó nhọc nói, anh không yêu em, thì ngày ngày đi về trên tàu hoả làm gì? Em thấy có lý, mới yên tâm. Em yên tâm, nhưng Trần Thanh thì mệt nhọc khó kham nổi. Anh ta đã ngồi mấy tiếng trên tàu hoả, mệt mỏi vô cùng. Giờ anh ta lại không ngủ được. Rồi anh ta nói với Lý Lan rằng, Châu Ngư vì sao bắt buộc tôi phải chứng minh, lẽ nào cô ấy không cảm nhận được sao? Nếu cô ấy yêu tôi, thì đã để cho tôi ngủ rồi.

Tôi tin nỗi cô đơn trống trải ngày càng lớn của Trần Thanh sau này đã bắt đầu từ lúc đó. Nhưng Trần Thanh vẫn yêu em như thường.

Chương Hai Mươi Sáu

Có một lần, anh ta vừa lên thành phố, mỏi mệt, đi cùng em ra phố mua quần áo, khi đến khu phố Đông, có một cô gái đứng trước tấm biển quảng cáo, cô ta rất xinh đẹp, rất đầy đặn nở nang, tóc cô ta nhuộm màu vàng óng. Trần Thanh vừa nhìn cô, đã bị em phát hiện. Sau khi về nhà em hỏi anh ta vì sao nhìn cô gái đó, Trần Thanh cười đáp, cô ấy rất gợi cảm. Câu nói đó làm em cả đêm không ngủ nổi, em không ngủ được Trần Thanh cũng không dám ngủ, anh ta biết lỗi ở câu nói đó, nhưng không ngờ nặng nề thế. Trần Thanh thận trọng khuyên em, hỏi em, em ngậm miệng không nói một lời, chỉ chảy nước mắt.

Anh ta muốn thà em nổi giận chửi bới một trận, sự việc sẽ dễ giải quyết. Trần Thanh sợ cảnh em cứ im lặng chảy nước mắt như thế, bởi thế thì việc này trở nên quá nghiêm trọng. Trần Thanh cực kỳ sợ hãi, nói đi nói lại rằng, anh sẽ không bao giờ như thế nữa. Nhưng không ích gì, em vẫn cứ khóc thầm. Em bảo, Trần Thanh, anh không yêu em nữa, nếu không anh đã không đi để ý cô gái khác có hấp dẫn hay không. Trần Thanh giải thích: Anh là người hay nói linh tinh, đó là anh buột miệng thôi. Em liền ai oán hỏi vặn: Một người yêu em chân thành, thì liệu có để ý người con gái khác gợi cảm không? Anh còn cảm nhận được cô ấy rất hấp dẫn, anh sẽ muốn làm tình với cô ấy, anh muốn làm tình với người đàn bà khác, anh còn dám nói yêu em? Trần Thanh ngớ người ra, trong đầu óc người thợ điện nhất thời chưa thể hiểu nổi những lắt léo suy diễn đó, chỉ ngơ ngác nói một câu: Châu Ngư, anh yêu em mà! Thế thôi rồi im lặng. Em lại nói với giọng cực kỳ đau khổ, Trần Thanh, tình yêu của chúng ta rốt cuộc là có thật sự tồn tại không? Câu nói đó làm Trần Thanh sợ hãi cực độ, anh ta lắp bắp sợ sệt nói, – Châu Ngư, em không biết – anh thích nói năng linh tinh từ hồi nhỏ, giờ anh đã thay đổi nhiều lắm rồi. Em dùng một giọng tuyệt vọng đáp lại, Trần Thanh, ai cũng coi anh là hoàng tử tình yêu, hoàng tử tình yêu thì không bao giờ đi nhìn đùi của người đàn bà khác. Trần Thanh nghe xong thì không còn biết nói gì, cứng đờ người, lời em nói làm cho anh ta xấu hổ vô cùng, làm anh ta nhục nhã, đàng hoàng là một trang nam nhi mà phải bật khóc lúc đó.

Cho đến khi anh ta khóc thì em mới mủi lòng, ôm anh ta lại, anh khóc hả Trần Thanh? Thế thì đúng là anh yêu em rồi. Cái kết luận huy hoàng em tặng cho Trần Thanh không hề làm anh ta bình tĩnh, anh ấy phát run. Anh ta không dám nhìn thẳng vào em, vì anh ta xấu hổ, thậm chí trong thời gian ngắn chưa thể nguôi ngoai được.

Sau này Trần Thanh nói với Lý Lan, tôi xấu hổ quá, đau lòng quá, từ nhỏ đến lớn, dường như chưa bao giờ buồn thế, trước mặt Châu Ngư, tôi cảm thấy tội lỗi nặng nề, khó lấy lại thể diện. Châu Ngư, Châu Ngư, một người quá đặc biệt, chỉ có cô ấy mới có thể làm tôi xấu hổ đến thế, cô ấy sắc nhọn làm tôi không chốn dung thân.

Sáng hôm sau, em tỉnh dậy thấy Trần Thanh mở mắt nhìn chong chong lên trần nhà. Khi em ôm anh ta, anh ta còn lẩm nhẩm, bảo, Châu Ngư, em làm cho anh thấy trước mặt em anh như một mảnh giẻ lau, chả hữu dụng với ai cả. Con người anh chả chút vinh vẻ.

Em ôm lấy đầu anh ta bảo, chỉ cần anh yêu em, là đủ.

Buổi sáng, em tới thư viện làm việc. Trần Thanh ngồi không ở trong phòng, buổi sáng đó làm anh ta hoang mang nhất, anh ta mất đi phương hướng. Trần Thanh đã ăn no rồi, nhưng dường như vẫn đói khát. Anh ta bỗng nhiên nhớ đến người con gái đứng trước tấm biển quảng cáo, lúc trước anh ta không bao giờ nghĩ đến người đó, nhưng sau một đêm dày vò, Trần Thanh đột ngột nảy ra khát khao muốn đi kiếm người con gái đó.

Anh ta biết suy nghĩ đó hoang đường vô căn cứ, nhưng anh ta thật sự muốn một lần nữa ngắm nhìn kỹ lưỡng người con gái đó, xem cô ta rốt cuộc có gì hay, có thể làm anh ta và người anh ta yêu giày vò nhau cả đêm. Trần Thanh bị dẫn dắt bới suy nghĩ quái đản ấy, xuống nhà, đáp xe bus tới góc phố Đông. Và cái làm cho anh ta kinh ngạc là, anh ta lại bắt gặp người con gái đó đứng trước tấm biển quảng cáo.

Anh ta đứng ở xa để ngắm nhìn cô ta. Lần này anh thấy rất rõ, cô ta cũng không xinh đẹp, thân hình cũng không thể coi là cực kỳ gợi cảm, có lẽ hôm đó chỉ bởi cô mặc tấm váy cực ngắn màu vàng chăng. Nhưng hôm nay nhìn lại, cô ta vô cùng bình thường, không có được sự hấp dẫn làm Trần Thanh mê ly điên đảo tâm hồn.

Chương Hai Mươi Bảy

Trần Thanh nhìn cô nghĩ: Cô là ai? Vì sao cô làm tôi và người tôi yêu rơi lệ suốt đêm? Tôi không hiểu gì cả. Lúc này cô gái quay người vào con ngõ nhỏ, Trần Thanh bỗng muốn đi theo cô, nên cũng rẽ vào con ngõ vắng vẻ đó. Cô gái phát hiện có người đi theo, càng bước nhanh, Trần Thanh cũng bước nhanh. Cô gái dừng lại, đó là một ngõ cụt, cô lo lắng nhìn Trần Thanh, nói, đừng đi theo tôi nữa. Trần Thanh bỗng dưng vọt ra một câu: Tôi cứ đi theo cô. Cô gái hỏi: Sao anh lại đi theo tôi? Trong óc Trần Thanh lướt qua hình ảnh đêm trước, nói, cô – gợi cảm. Cô gái chửi: Đồ lưu manh! Trần Thanh đáp lớn, tôi không lưu manh! Cô gái nói, anh không lưu manh thì theo tôi làm gì? Đồ lưu manh mất dạy! Nói xong lách người chạy ra khỏi ngõ cụt. Trần Thanh cảm thấy mắt mũi tối sầm, chân mềm nhũn dựa vào tường bệt xuống, mông chạm tới đất. Những lời vừa rồi như giấc mơ, anh không biết vì sao mình đã nói những lời đó. Anh ta càng không hiểu vì sao mình lại đi theo đuôi một cô gái. Anh khó lý giải vì sao trước bao người, họ luôn tôn anh làm hoàng tử tình yêu, còn trong con ngõ tăm tối này, một cô gái mắng anh là đồ lưu manh mất dạy! Buổi trưa quay về, em hỏi anh ta buổi sáng nay đi đâu, gọi điện không ai nghe. Trần Thanh đáp là ngủ quên, không nghe thấy. Đó là lần thứ hai Trần Thanh nói dối em.

Từ đó về sau, Trần Thanh trở nên im lặng trước em. Cho dù anh ta vẫn đi về giữa Tam Minh và thành phố, nhưng anh ta ngày càng kiệm lời. Hẳn em phải nhớ, anh ta càng ngày càng lịch sự với em, anh ta đùa rằng đó là “tương kính như tân” (luôn tôn trọng lẫn nhau), em bèn giải thích với anh ta thế nào là “dâng trà ngang mày”, ngày xưa đàn bà thường nâng tách trà lên ngang lông mày khi mời chồng uống, phu quân, mời chàng dùng trà.

Nhưng Trần Thanh e rằng sẽ vĩnh viễn không bao giờ dám đón lấy thứ trà mà em dâng đến như thế.

Châu Ngư, sao em lại khóc? Đây thực ra là chuyện giữa hai người, tôi chẳng qua chỉ thuật lại nó thôi mà.

Trần Thanh nói với Lý Lan, từ đó về sau, đứng trước mặt em anh ta luôn e dè, cảm giác không thoải mái. Trần Thanh ngoài lúc trước mặt người khác thì tỏ ra là người chồng tốt, còn thì đều không bộc lộ bản thân ra nữa. Và trong đám người khác đó có cả em đấy, Châu Ngư. Trần Thanh trước mặt em ngày càng hiếm khi lộ ra suy nghĩ thật trong nội tâm. Có một lần em và anh ta đi qua một tiệm đồ câu, Trần Thanh không nhịn được liếc một cái nói, thực ra anh hơi thèm đi câu nhé. Em lập tức bảo, câu cá thì có gì hay ho? Chỉ là rong chơi nản chí con người thôi. Thực ra em không hề có ý nói là em cự tuyệt yêu cầu của anh ta, có lẽ em chỉ vô tình tiện miệng nhận xét thôi, nhưng em đã vô tình tiện miệng và nhẹ nhõm từ chối anh ta rồi. Em nói xong em không để ý, tuy vẫn nói cười, nhưng Trần Thanh đã cảm thấy một sự lẻ loi bùi ngùi.

Trần Thanh là một hình tượng của tình yêu, nhưng hình tượng đó buồn phiền, nỗi buồn phiền của anh ta chảy tới dòng sông ái tình, khiến nó ngầu đục. Cho đến khi em có Huệ, nỗi buồn phiền của anh ta đã đến đỉnh cao. Trần Thanh buồn phiền bởi: Tình yêu đã làm cho anh mệt mỏi chán nản, còn làm anh không dám bộc lộ mình trước người anh yêu, bởi như thế là không cao thượng, bởi trong vô vàn suy nghĩ của một ngày anh có bao nhiêu ý nghĩ không được trong sáng, cũng có bao nhiêu ý nghĩ không đúng đắn, lại còn bao nhiêu suy nghĩ không nên không phải với hình tượng một người tình chân chính, để tránh tai vạ như vụ nói câu “gợi cảm” kia, Trần Thanh quyết định không nói nhiều, nói nhiều sẽ lỡ lời. Nhưng Trần Thanh có làm được không? Không thể, bởi anh đâu phải loại người kín kẽ đó, con người anh bên trong và con người anh sống bên ngoài quá khác biệt nhau. Anh ta phải dùng cách kiềm chế để giữ gìn hình tượng của mình, cách đó là, không nói trước mặt em, em nói gì, anh ta sẽ nói nấy.

Có một tối, Trần Thanh bỗng vô cùng thèm thuốc. Em thấy anh ta bồn chồn, nhưng không bận tâm. Đó là lần thứ hai, còn thèm thuốc mãnh liệt hơn lần đầu, Trần Thanh cuống quýt thèm một thứ kẹp giữa hai ngón tay, để lùa đi nỗi cô độc như nước triều lên càng lúc càng gần. Anh ta lại nói dối em, nói đi mua lọ dầu gió. Rồi anh ta xuống nhà, ngồi xe bus đến bờ đê xa nhà, mua một bao Hồng Tháp Sơn, hút hơi đầu nghẹn cổ một lúc, hơi choáng váng, hơi thuốc thứ hai thông thuận dễ chịu. Sau khi hút hết điếu đầu tiên, gió thổi lên rất mạnh, Trần Thanh chậm rãi quỳ xuống trước cơn gió lớn, nước mắt chảy ra.

Chương Hai Mươi Chín

Về Tam Minh, Trần Thanh đi khám bác sĩ. Bác sĩ kiểm tra xong bảo, anh không có vấn đề gì. Trần Thanh hỏi, thế vì sao tôi không thể? Bác sĩ nói, anh về thử lại xem sao. Trần Thanh nói, không phải thử nữa, tôi biết là không được, từ đầu năm đến giờ bắt đầu thế này, rồi càng ngày càng nặng lên, cuối cùng hoàn toàn bất lực. Bác sĩ nhìn Trần Thanh, nói, căn bệnh này có hai loại, trục trặc về chức năng và trục trặc về bộ phận đó. Bộ phận đó trục trặc thì khó chữa, khó khôi phục, anh không bị cái đó, anh là trục trặc chức năng thôi, có khi chỉ là bị một lần thôi, sau tự khỏi. Tâm lý phải thoải mái, nếu quá yêu người ta, hoặc quá sùng kính người phụ nữ đó thì cũng có thể bị thất bại thế này.

Quá sùng kính? Trần Thanh hỏi.

Còn nữa, là liệt dương mang tính lựa chọn, với vợ thì bất lực, nhưng cứ với người đàn bà khác thì không chữa cũng tự khỏi. Bác sĩ cười: Thôi đừng hỏi nhiều nữa, anh chàng ơi, không sao đâu, về đi.

Rời bệnh viện, đầu óc Trần Thanh có một từ: Liệt dương mang tính lựa chọn. Màu trời ảm đạm đi, anh ngó về da trời dần âm u, trong lòng phảng phất như bị màn đen u ám lấp đầy, thậm chí làm mất đi phương hướng, không biết nên đi về đâu.

Về cơ quan thì chỉ có phòng không gối chiếc, hút thuốc; đi ra xưởng thép ngồi nói những chuyện tiếu lâm rẻ tiền, làm anh đau khổ. Thực ra anh ta muốn gặp nhất vẫn là em, nhưng anh ta không biết đi gặp em, thì anh ta làm được gì, lời không dám nói, làm tình thì bất lực, còn gọi là chồng ư? Còn gọi là người yêu ư? Trần Thanh nghĩ đến đây, cảm thấy một nỗi cô đơn chưa từng có. Anh lẩm nhẩm: Làm một người tốt thật khó! Tôi ngày càng tệ hại rồi, tôi đã không còn là Trần Thanh ngày xưa nữa. Tôi đã nhuốm đục rồi, Châu Ngư, anh rất muốn quỳ xuống trước mặt em và khóc một trận đã đời, nói anh đã sai lầm, anh có tội, anh không đủ sức gánh danh hiệu hình mẫu tình yêu, anh thừa nhận anh đã thất bại hoàn toàn rồi, anh là người tầm thường, anh vốn không phải hoàng tử tình yêu, loại người như anh nào xứng làm chồng em, người yêu em, anh sai trái, anh chỉ là đống cứt chó không đáng mặt làm người, em nhìn anh đây hút thuốc nát rượu tán chuyện hạ lưu đánh bạc, loại người như anh lại còn lừa dối dệt nên một thần thoại, đúng là càng tô vẽ càng thối tha! Châu Ngư, em có thể làm được, nhưng anh thì không, nhưng anh ban đầu thật lòng yêu em, không hiểu vì sao anh không thể tiếp tục, anh đã dùng mọi sức lực để kiềm chế bản thân, nhưng không tác dụng gì. Châu Ngư, em nhất định biết cách, nhưng anh không làm nổi. Em yêu ơi, anh rất muốn ôm em khóc một cơn đã đời, nói với em tất cả tâm tư, rồi em cứ khinh bỉ anh đi!

Châu Ngư, anh vẫn còn yêu em! Chỉ có điều anh thấy sợ. Hãy giúp anh.

Lúc đó, một cô gái khoác túi xắc nhỏ màu đỏ đi sát qua anh. Trần Thanh biết đó là loại người gì. Chẳng cần hỏi, Trần Thanh đi theo cô ta.

Lần đó anh không hề liệt dương, quả nhiên bác sĩ nói đúng, bệnh anh là liệt dương lựa chọn.

Xong việc, Trần Thanh hoàn toàn không thấy bị dày vò tội lỗi, gió thổi qua môi anh vu vu, anh chỉ cảm thấy đầu mình cứng lại, trong lòng nhạt nhẽo. Rồi sau, miệng anh ta vĩnh viễn câm lặng trước em.

Anh ta cảm thấy lời anh ta nói ra, kết quả sẽ là, chết.

Trần Thanh không ngờ bản thân mình không làm thì thôi, đã làm thì thua kém ai. Bình thường lịch thiệp, đã phạm tội hẳn tội to. Có lần đầu tiên, ắt có lần sau, nhưng vào lúc anh ta bước vào Quán Sừng Bò định phạm lỗi lần hai, anh ta gặp Lý Lan.

Rất nhanh, anh ấy về sống cùng Lý Lan.

Tất nhiên, tất cả đều bí mật. Lý Lan không bận tâm vợ Trần Thanh, cô nói cô tin vào tình yêu thật sự, không tin vào tờ giấy rách hôn thú. Cô cũng chưa bao giờ hỏi Trần Thanh có yêu cô không, cô cảm thấy yêu một người tất sẽ muốn ở cùng bên người đó, không có tình yêu rồi thì hỏi cũng chả để làm gì. Trần Thanh rất ngạc nhiên về tính cách này của cô, có đôi chút nghi ngờ hỏi cô: Em thật sự không bận tâm sao? Lý Lan nói, không phải không bận tâm, mà em để ý cũng chả ích lợi gì. Trần Thanh bỗng thấy tự do hoàn toàn sau khi trút một gánh nặng, anh nói với Lý Lan, hình như đây là hạnh phúc? Lý Lan không đáp.

Trần Thanh thích thuốc lá, Lý Lan liền mua thuốc lá; Anh ta muốn uống rượu, Lý Lan bèn mua rượu. Nhưng bản thân cô thì không hút thuốc nữa. Một hôm, Trần Thanh nói với Lý Lan, anh không muốn hút thuốc, cũng không muốn uống rượu nữa.

Chương Ba Mươi:

Sau đó, Trần Thanh cũng không đi sang xưởng thép bù khú nữa, càng không hề đi tìm gái. Ngược lại anh mấy lần đi câu cá. Có một lần anh bỗng nói với Lý Lan: Anh đã phản bội Châu Ngư rồi, nhưng, phản bội cũng cần chân thành, anh sẽ về đây với em cùng sống cuộc sống gia đình.

Lý Lan nói, thế này vẫn chưa phải là một gia đình sao?

Trần Thanh nói, thế Châu Ngư thì làm thế nào?

Lý Lan cười: Chả làm thế nào cả, cô ấy vẫn là vợ anh thôi, anh vẫn là chồng cô ấy thôi. Giờ anh không hút thuốc nữa, không uống rượu nữa, không nói dối nữa, không đi chơi gái nữa, cũng không sợ hãi nữa, thế là đủ rồi. Em thấy mãn nguyện rồi, Trần Thanh, em vô cùng mãn nguyện.

Trần Thanh ngớ ra nhìn Lý Lan.

Lý Lan nói, em biết anh sống với em thế này, rồi sẽ lại bắt đầu tự hỏi liệu đây có phải là tình yêu không, không sao cả. Em biết anh còn chưa dám chắc chắn là anh yêu em, nhưng em có thể khẳng định, em yêu anh, Trần Thanh, em vô cùng yêu anh.

Trần Thanh, bây giờ em đã tin rằng thế giới này có tình yêu, những tình yêu kinh thiên động địa. Trên mảnh đất con người này bất cứ điều lãng mạn nào cũng có thể xảy ra.

Ba tháng sau, Châu Ngư đi xuống phía Nam về Tam Minh, chỉ để đi tìm Lý Lan. Lý Lan đã bỏ việc rất lâu rồi. Sau khi giỗ đầu của Trần Thanh, cô ta bắt đầu ẩn dật, không ra ngoài.

Nhưng khi Châu Ngư gặp cô ta, Lý Lan hoàn toàn không hề tiều tuỵ như mọi người kể, chỉ có gương mặt trắng xanh. Mọi người đang bàn tán xem giữa Lý Lan và Châu Ngư ai yêu người đã chết hơn, hoặc giả bàn tán rốt cuộc thì Trần Thanh yêu ai. Lý Lan không ngạc nhiên khi Châu Ngư tìm đến, cô rất lịch thiệp nói: “Xin chào!”, rồi dẫn Châu Ngư vào phòng khách.

Phòng khách tràn ngập những dấu vết cuộc sống của Trần Thanh. Cần câu của anh, ảnh chơi bóng chuyền, giày, áo khoác, hòm dụng cụ thợ điện, mũ. Nhất là mười mấy bức ảnh treo trên tường, ghi lại những mặt cắt cuộc sống của Trần Thanh: Sửa điện, rửa xe, câu cá, đánh bóng, nấu cơm, hiến máu. Những trạng thái xa lạ với Châu Ngư, cô như đang đi lạc vào gia đình một người phụ nữ khác.

Tôi rất nhớ anh ấy. Lý Lan mỉm cười nói với Châu Ngư, sự thẳng thắn của cô làm Châu Ngư hơi khó chịu.

Cô đừng nổi giận, Lý Lan nói, cô đừng nên nhìn những hình ảnh đồ dùng này rồi nổi giận, cô không nên nổi giận, Châu Ngư. Anh ấy không hề làm gì không phải với cô, thực tế anh ấy vẫn yêu cô. Tôi sống với anh ấy một năm trời, trừ đi mỗi tuần ba ngày anh ấy đi thăm cô, tính ra còn lại vài tháng thôi, tôi chân thành yêu anh ấy, chúng tôi cũng sống rất bình yên, thậm chí sống rất tầm thường. Có thời gian anh ấy luôn hỏi tôi, thế này có phải là tình yêu không? Tôi trả lời rằng tôi cũng không biết.

Một hôm anh ấy bảo tôi, Lý Lan, anh muốn chuyển công tác về thành phố.

Tôi ngay lập tức hiểu đã xảy ra điều gì. Tôi không nói gì mà đồng ý ngay lập tức. Anh ấy kéo tay tôi nói, Lý Lan, em đừng giận anh.

Tôi bảo, em giận thì cũng có làm gì được đâu.

Anh ấy vuốt tay tôi, nói, anh – nhớ Châu Ngư.

Tôi không nói năng. Anh bảo, anh vẫn thấy rằng – nếu, chạy đi chạy về giữa hai nơi, giống tình yêu hơn. Nhưng Lý Lan, anh cũng thích em.

Tôi nghe câu đó liền nổi giận, hất tay ra bảo, em căm ghét sự so sánh khác nhau giữa yêu và thích, nhưng, thôi tuỳ anh.

Tôi hỏi anh, thế anh đã chuẩn bị về thành phố chưa? Lúc nào anh đi?

Vài hôm nữa có bão, nên có thể anh chưa đi được. Anh nói, Châu Ngư mai sẽ đến Tam Minh, anh sẽ kể chuyện thuyên chuyển công tác cho cô ấy nghe.

… Vào lúc cuối cùng khi anh sắp ra đi, trái tim tôi bỗng nhiên đập dồn dập, ngực như sắp vỡ tung ra. Tôi hỏi một câu mà loại người ngu ngốc như tôi không bao giờ hỏi: Trần Thanh, em và Châu Ngư, anh yêu ai?

Anh ấy kinh ngạc nhìn tôi, rất lâu rồi mới cúi đầu nói, Châu Ngư.

Tôi bảo, tốt, nhưng xin anh hãy để đồ đạc và ảnh của anh ở lại đây.

Anh ấy gật đầu, mở cửa rồi ra đi.

Đó là phút vĩnh biệt của chúng tôi. Ba ngày sau, anh ấy chết trước mắt cô.

Châu Ngư, cô không nên nổi giận. Hai chữ cuối cùng anh ấy để lại trong căn phòng này, là tên cô.

Châu Ngư từ Tam Minh về thành phố tham gia hôn lễ của Trung Sơn, anh cưới Tú.

… Vài năm sau, Châu Ngư vui vẻ lấy một kỹ sư người Hoa kiều ở Mỹ, rồi đi ra nước ngoài.

Lý Lan thì không suôn sẻ, cô đã tự sát. Nhưng cái làm mọi người thấp thỏm là, cô chết bằng sợi dây điện nắm trong tay.

(Hết)

(Trang Hạ dịch)