Monthly Archives: Tháng Mười 2007

Chủ tàu Đài Loan bắn chết thuyền viên Việt Nam

users online

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=100502&Channel…

Trên tờ Chinatimes năm 2006 từng có bài báo tiêu đề “Nếu thiếu thuyền viên nước ngoài, ngành cá Đài Loan liệu còn lại gì?”, với chủ thuyền Đài Loan thì “giá trị một thuyền viên VN còn thua một con cá Ngừ vây vàng mà họ đánh bắt”. Và thu nhập của thuyền viên VN thua kém rất nhiều các thuyền viên Thái Lan, Trung Quốc, Indonexia tại đây. Trong mắt lao động nước khác thì thuyền viên VN: “Thảm!”.

Đã từng có vụ 20 thuyền viên Việt Nam đình công, kéo nhau chạy từ Nghi Lan lên Đài Bắc cầu cứu Văn phòng đại diện Việt Nam tại đây. Theo họ thì lương tối thiểu khi đó 15840 tệ/1 tháng nhưng họ chỉ nhận thực tế về tay là 4.700 tệ (khoảng 2,35 triệu VNĐ/tháng), lại còn bị chủ tàu ngấm ngầm với môi giới câu lưu thêm 3.000 tệ/tháng (1,5 triệu, và quả nhiên số tiền này sau này “mất tích” luôn!). Nhưng khi đó hết giờ làm, cánh cổng của Văn phòng khép kín mít, hai mươi người lao động thẫn thờ rồi chia tay nhau đi các ngả thành lao động phi pháp. Vì có quay về với chủ họ cũng vẫn đã thành lao động bỏ trốn rồi.

Loại cá ngừ vây vàng đại dương Thunnus albacares

Khúc tử thần – Hầu Văn Vịnh

Trực ở khoa Tâm thần, rất sợ có người đến bắt chuyện. Bởi thường thì chúng tôi có khá nhiều việc trong ngày phải giải quyết nốt. Nếu bị người bệnh bám lấy, đảm bảo không làm nổi việc gì nữa. Hôm đó ngồi trong phòng y tá xếp lại các hồ sơ bệnh án, bỗng có một bệnh nhân chừng bốn chục râu quai nón xồm xoàm đến nhòm nhòm vào bảng tên của tôi mãi, ngẩng lên vui vẻ kêu:

– Tôi biết, bác sĩ chính là anh bác sĩ viết văn, đúng không?

Thú thật, làm bác sĩ đã không lo chuyên môn, còn bén mảng sang viết tiểu thuyết, đã đủ để tôi thấy ngài ngại, giờ lại có người nhắc đến trước mặt, làm tôi rất lúng túng. Một mặt khác, mới chỉ vài cuốn sách, đã có được người đọc, mà còn biết là sách tôi viết, làm tôi hơi tự hào. Cho dù tôi ra vẻ khiêm tốn coi đó chuyện vặt, trong lòng tôi thì ngược lại mong trò chuyện kỹ hơn với người này.

– Bác sĩ tin có quỷ hay không? – Anh ta vội vã nhìn bốn xung quanh, ra vẻ sợ có người nghe lén – Tôi thì thường nhìn thấy quỷ, xếp thành một hàng rất dài, theo sau lưng tôi, chúng chẳng nói câu nào.

– À, có phải anh định kể cho tôi nghe chuyện ma phải không? – Thói quen xấu thích trêu chọc bệnh nhân của tôi lại trỗi dậy.

– Hừm, giờ thì chúng không ở đây, bác sĩ đừng gọi chúng tới – Thật là chán, bệnh nhân này không phát hiện ra tôi đang đùa, lại tưởng thật – Tôi đã đọc qua tác phẩm của bác sĩ, có thể thấy bác sĩ là một thầy thuốc tốt, vì thế tôi tranh thủ nói cho bác sĩ biết, đằng sau mỗi một thầy thuốc tốt đều có một lũ quỷ xếp hàng đi theo, bởi lúc còn sống không được trị khỏi bệnh, chúng báo oán, chết rồi chúng cứ đi theo vị bác sĩ của mình.

– Thế sao sau lưng bác sĩ tồi thì lại không có quỷ xếp hàng hử? – Tôi nhanh trí hỏi ngược lại.

– Bác sĩ tồi thì khác chứ, sau lưng bác sĩ tồi cũng có quỷ đấy, có điều ông ta không thể tự nhìn thấy được, cho nên không thành vấn đề! – Anh ta thản nhiên đáp, như thể đó là điều ai cũng rõ.

Câu chuyện vừa khơi ra, đã không có hồi kết. Những người mắc bệnh thần kinh thường phạm một lỗi nhỏ về logic, người bác sĩ chắc chắn phải tìm cách chỉ ra lỗi đó, để họ quay về được với hiện tại. Không bao giờ nên quấy quá kệ họ lảm nhảm rồi đuổi họ đi, đầu óc tôi vừa nghĩ đã vặn lại anh ta:

– Anh thường thấy sau lưng anh có quỷ xếp thành hàng dài, thế chắc anh cũng là một bác sĩ tốt?

Nói xong tôi tỏ ra hài lòng, anh làm gì có lý lẽ nào nữa? Chẳng ngờ được bệnh nhân điềm đạm gật đầu, cười như biết lỗi:

– Bác sĩ tốt thì không dám tự nhận. Tôi là một bác sĩ chuyên khoa thận, có vấn đề gì về mặt thận tôi có thể giảng giải được cho bác sĩ đấy.

Nghe ra có vẻ nghiêm trọng, bệnh nhân không chỉ mắc chứng ảo giác, ảo thanh, thậm chí còn thấy xuất hiện cả chứng hoang tưởng. Tôi không cần phải giở bệnh án ra cũng có thể đoán được hẳn đây là bệnh nhân bị tâm thần phân liệt. Để khẳng định suy nghĩ của mình, tôi lịch sự xin bệnh nhân chỉ giáo về nguyên lý điện giải vào và ra của thận.

Anh ta vừa nghe, đã rất nhiệt tình. Khăng khăng đòi lấy một tờ giấy bệnh án, rồi bắt đầu vẽ sơ đồ lên giấy giải thích cho tôi. Nghe anh ta lý giải cặn kẽ chính xác, tôi bắt đầu hơi nôn nao lo âu, tự nhắc mình đừng vội vã, bất kỳ một người nào học cao đẳng chuyên ngành liên quan y dược đều có thể đáp được câu hỏi này. Vì thế tôi lại nhờ anh ta giảng giải về cơ chế phản ứng của cuống thận nhỏ khi bị suy thận. Anh ta không chịu thua, thuyết trình uyên bác về những thứ tôi không hiểu nhưng tôi cảm thấy dường như rất có lý. Không chịu thua, lại hỏi anh ta các thuốc đặc trị có phản ứng độc tính ra sao với thận, liều lượng và phản ứng ngược. Dần dần tôi toát mồ hôi toàn thân, lúc hỏi đến câu thứ sáu, tôi rốt cuộc không kìm được nhảy ra kêu to:

– A… Anh đúng là một bác sĩ!

Bệnh nhân hài lòng gật đầu, mắt sáng lên lấp lánh. Bắt đầu nói cho tôi biết ông bác sĩ nổi tiếng của bệnh viện lớn nào là bạn học với anh ta. Vị chủ nhiệm khoa thận của bệnh viện nghiên cứu y khoa nào ngày xưa đi thi toàn quay cóp, xem lén đáp án của anh. Từ trong những hồi ức và tên người tuôn ra như nước kia, tôi không thể không tin bệnh nhân thần kinh này là một bác sĩ. Tôi lật tập bệnh án bên cạnh, bắt đầu thích thú tìm hiểu tất cả mọi thứ quanh ca bệnh đặc biệt này.

– Thế làm sao anh lại lạc vào đây? – Tôi quan tâm.

– Vì tôi bị bệnh chứ sao, tôi thường nhìn thấy ma quỷ, tôi rất buồn phiền – nói đoạn anh ta khôi phục thần sắc bí hiểm – hồi chưa bị điên tôi là một bác sĩ rất xuất sắc. Tôi chuyên nghiên cứu các vấn đề về suy thận. Tôi đã phát biểu rất nhiều báo cáo khoa học, anh không biết chứ, hồi máy chạy thận chưa nhập về, suy thận là bệnh vô phương cứu chữa.

– Chờ đã, anh bảo anh là giường số mấy? – Tôi quay sang giá bệnh án bên cạnh, cuống quýt tìm bệnh án của anh ta – Kể tiếp chuyện của anh cho tôi nghe đi!

– Tôi bắt đầu có địa vị trong khoa Thận, là lúc tôi lặng lẽ có một lời thề, nếu tôi còn sống, tôi nhất định sẽ dồn hết mọi tâm sức nỗ lực, thay những bệnh nhân suy thận để chiến đấu với nó. Có những bệnh nhân vào lúc lâm chung nắm tay tôi nói: “Bác sĩ ơi, những gì đau đớn tôi phải chịu đựng thì bác sĩ rõ nhất. Sau khi tôi chết, bác sĩ cứ mang xác tôi đi nghiên cứu, hãy hứa với tôi, đừng để những người sau tôi phải chịu nỗi đau đớn như thế này.” Vì những đau đớn mà những người bệnh đó từng phải chịu đựng, tôi đã hứa với họ. Tôi đã ký bao nhiêu những giấy nợ không trả nổi, tôi tất phải tự thôi thúc chính tôi.

Bệnh trạng: Bệnh nhân tự tuyên bố nhìn thấy những bệnh nhân đã chết xếp hàng theo sau lưng, theo anh ta không chịu bỏ đi. Bệnh chứng thường xuất hiện lặp lại suốt gần mười năm.

Vừa lật bệnh án tôi vừa khen anh ta:

– Xem ra anh là một bác sĩ tốt.

– Máy lọc máy chạy thận buổi ban đầu chỉ có Mỹ và mấy quốc gia tiên tiến ở châu Âu sử dụng. Tôi biết đó là một tia hy vọng, tôi bèn đi cầu cứu giám đốc bệnh viện, tôi nói: “Giám đốc ơi, chúng ta nhất định phải mua máy lọc máu chạy thận, cỗ máy đó có thể cứu bao nhiêu sinh mệnh người.” Hồi đó y học chưa tiến bộ như bây giờ, còn bao nhiêu vấn đề cấp bách khác cần phải chi tiền, chúng tôi làm sao mua nổi một cái máy đắt tiền khủng khiếp như thế. Giám đốc bệnh viện thất vọng lắc đầu, tôi biết ông đã phải cân nhắc rất nhiều, tôi cũng hiểu cái tâm của ông. Nhưng bệnh nhân của tôi thì cứ lần lượt người này nối người kia chết, tôi nghĩ, cũng phải có một cách nào chứ?

Tôi biến thành một minh tinh – bác sĩ, tôi đi khắp nơi rao giảng từ đài phát thanh, tivi, trả lời phỏng vấn báo chí. Tôi tìm đủ mọi cách đi kêu gọi hô hào quyên góp tiền.

Khoản tiền tích góp của chúng tôi ngày càng nhiều, rồi thấy có thể đủ để mua một chiếc máy lọc máu chạy thận rồi. Tôi tự hào, tôi đón lấy tất cả mọi tôn kính và sùng bái của đám đông. Nhưng có một ngày, tôi đi trên phố, có một phụ nữ kêu tôi lại. Tôi ngoái đầu nhìn bà. Bà đội một chiếc mũ, nhìn thấy rõ là tóc đã rụng trọc rồi.

Hai bên gò má đỏ lên như hai lá quốc kỳ Nhật Bản, da khô khốc, chỉ nhìn qua cũng biết đó là người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (SLE – Systemic Lupus Erythematosus). Bà nói với tôi:

Bác sĩ, anh là một bác sĩ nhân đức có tâm, đã giúp những người chạy thận quyên được bao nhiêu tiền, nhưng còn chúng tôi? Chúng tôi thì sẽ ra sao?

Chỉ một câu hỏi của người phụ nữ, tôi sụp đổ hoàn toàn, tôi nhớ lại tất cả những bệnh nhân mãn tính tôi từng gặp, bệnh máu trắng, chứng gai đen (AN – acanthosis nigricans), bệnh đái tháo đường bẩm sinh… Họ sẽ ra sao? Tôi hoàn toàn không biết nên làm gì. Tôi sợ hãi việc lên truyền hình kêu gọi quyên góp cho những người chạy thận.

Tôi sợ nhắc đến những nỗi đau không kể xiết ấy, nhất là mỗi khi có người ngợi ca y đức của tôi, tôi có cảm giác rất muốn khóc.

Hiện trạng bệnh: Bệnh nhân sau khi nhậm chức Bác sĩ chính khoa Thận Bệnh viện XX mười một năm trước, được phụ trách chuyên môn lọc máu chạy thận. Vì lúc đó năng suất của máy không thể đáp ứng nổi tất cả những bệnh nhân thận cần chạy thận. Bệnh nhân bị áp lực của bên ngoài và sự áy náy lương tâm quá lớn, bắt đầu xuất hiện triệu chứng đặc trưng của bệnh.

Lật bệnh án, tôi lờ mờ có thể cảm nhận được nhiệt huyết giản dị đã tan biến giữa một hệ thống y tế phức tạp, giờ thấp thoáng trong lời kể của ông ta. Tôi hỏi bệnh nhân:

– Cuối cùng các anh cũng có được một chiếc máy chạy thận?

– Chúng tôi có được máy chạy thận, nhưng tôi không thấy vui sướng tí nào. Cỗ máy của chúng tôi một ngày chỉ chữa được cho khoảng tám bệnh nhân. Chúng tôi lại không thể mua thêm một cái máy mới nữa. Tôi chỉ có thể nói với bệnh nhân rằng: “Hãy nhường cho những người bệnh nặng nhất, những người cần máy nhất vậy!” Nhưng người bệnh cứ ào ạt tới từng lớp từng lớp như sóng biển. Chỉ cần còn một tia hy vọng mong manh, họ sợ gì tán gia bại sản, họ sẽ dồn sức để giành giật lấy. Càng ngày càng có nhiều người đã chết trong lúc chờ đợi ấy.

TÌnh cảnh nặng nề, tiền bạc, các áp lực đã làm tôi ngạt thở. Mỗi sáng sớm trở dậy, tôi dẫn các bác sĩ nội trú đi thăm phòng bệnh, bao nhiêu đôi tay yếu ớt bất lực giơ lên kêu gọi tôi: “Bách sĩ ơi, tôi sắp chết rồi!” Tôi chỉ những người bệnh nghiêm trọng, nói với bác sĩ nội trú, ai, ai hôm nay sẽ được lên máy rửa thận. Những bệnh nhân không nhận được sự chăm sóc từ tôi, đều sẽ đi về với tử thần. Những bác sĩ nội trú sợ tôi biết, lặng lẽ mang xác họ chuyển đi, huỷ các bệnh án.

(Có một số từ chuyên ngành y, nếu sai thì bác nào học Y vào hiệu đính hộ tớ với nhé. cảm ơn rất nhiều.)

Cảm ơn các bạn nhé, tớ đã edit rồi.)

Thực ra tôi biết từ lâu rằng, tôi đã giết họ. Những gương mặt của họ, ánh mắt của họ, đều trở về rõ ràng, chỉ cần tôi quay người, là tôi nhìn thấy họ.

… Bệnh nhân nhìn thấy rõ ràng các bệnh nhân chết vì suy thận, xếp hàng trật tự sau lưng theo thời gian chết, còn miêu tả rành mạch họ tên, tuổi tác, giới tính, đặc trưng và bệnh tình của từng người chết. Sau khi tra lại trong bệnh án cũ và đối chiếu với thực tế thì đều phù hợp…

– Từ lúc nào, anh phát hiện ra các linh hồn người chết đi theo sau lưng anh?

Tôi bắt đầu nảy chút nghi ngờ, thông thường những người bị tâm thần phân liệt cấp tính do chịu áp lực lớn quá đều rất dễ dàng khỏi bệnh trong thời gian ngắn, vì sao anh ta kéo dài tới mười năm, lúc khoẻ lúc bệnh?

– Vâng, thì tôi không thể chịu đựng thêm, tôi cảm thấy trong lòng mình sắp sụp vỡ, đành đau khổ xin viện trưởng cho từ chức. Viện trưởng chỉ hỏi tôi một câu: “Anh có tình nguyện chịu đựng những giày vò của địa ngục để cho mỗi ngày có tám mạng người được hồi sinh không?” A, tôi lại bị dụ dỗ rồi. Tôi do dự một lúc, nghĩ về cả cuộc đời mình, tôi để nước mắt rơi xuống, tôi nói: “Tôi tình nguyện!” Thế là tôi lại để mình quay trở lại tầng địa ngục cay đắng cũ. Chả được mấy hôm, tôi lại nhận ra tôi đã nhầm rồi. Tôi không bao giờ là thần thánh, tôi mất đi cả sự minh mẫn của trước kia. Tôi bảo: “Tôi sẽ không quyết định sự sinh tử của các người nữa, hãy để sinh tử quyết định các người thôi! Từ ngày hôm nay trở đi, mọi người phải xếp hàng chờ sử dụng máy chạy thận, tôi sẽ không bao giờ nhớ khuôn mặt của mỗi người nữa, tôi sẽ chỉ nhớ số hiệu của mỗi người.

Bệnh án dày từng chồng, chia ra đóng lại thành mấy tập, ghi lại rành mạch tình hình bệnh tật, gia đình, kinh tế, xã hội của bệnh nhân suốt mười năm nay. Tôi không kịp xem kỹ, chỉ có thể nhận thấy đại khái là sau khi phát bệnh, sự nổi tiếng, giàu sang trước đây do danh tiếng bác sĩ và nghề nghiệp mang lại đã dần dần tiêu tan thậm chí vợ ông ta bốn năm trước do không chịu đựng nổi đã gom nhặt tiền bạc bỏ đi. Tôi bị bệnh án thu hút, không để ý việc bệnh nhân bắt đầu cuống cuồng lắc đầu, tỏ vẻ đau khổ cùng cực, như thể những ác mộng trong lòng ông ta đang giằng co, tìm cách chạy thoát ra.

– Đến rồi, chúng đến rồi. Mặc áo tang đen sì, đắp chiếu cói, từng đứa từng đứa sát nhau đang xếp hàng trật tự trước cửa nhà tôi. Chúng rên rỉ nho nhỏ:”Bác sĩ, cứu tôi với, tôi không muốn chết”. Cho đến đêm xuống chúng vẫn còn khốn khổ đứng gọi tôi ngoài cửa. Làm tôi không phân biệt nổi chúng đứng ngoài cửa hay đang ở trong giấc mơ của tôi. Quá nửa bọn chúng toàn thân phù thũng, đầu óc lơ mơ, thân thể co giật nhè nhẹ. Tôi thấy chúng mặc những cái áo đen, chìa cho tôi những bàn tay trong suốt xanh xao. Tôi không ngủ được, tôi sợ một mình, tôi sợ sự nhỏ bé, sợ những cảm giác vô cùng vô tận trôi dạt giữa vũ trụ và thời gian ấy. Tôi không còn chịu đựng nổi nữa, mở cửa ra, lớn tiếng mắng chúng nó: “Chúng ta chẳng như nhau sao, đều khốn kiếp…” Trời ơi, ngoài sân biến thành những hàng nghìn hàng vạn bệnh nhân, chen dầy như kiến cỏ, tôi không nhìn rõ khuôn mặt chúng, chỉ nghe thấy tiếng vang vang: “Cứu tôi, bác sĩ, tôi không muốn chết…” Tôi biết tiếng của chúng sắp nuốt ngập tôi dần, một đám đen đặc đang ăn sống nuốt tươi bộ quần áo bác sĩ trắng toát của tôi…”

Nói đến đây, ông ta đã toát đầm đìa mồ hôi khắp người, có vẻ đang sợ hãi khủng khiếp. Ông ta trừng mắt nhìn tôi, tức giận đùng đùng như muốn truyền thông điệp tới tôi, ông nói: “Họ đã liên hợp lại rồi, bắt đầu đi theo tôi, lặng câm đi theo sau tôi, tôi vĩnh viễn nhớ như in số hiệu của những hồn ma theo đuôi tôi, tôi mệt mỏi quá…

– Ông không cần phải lo cho họ, giờ chúng ta đã có rất nhiều máy chạy thận rồi, họ sẽ không bao giờ quay lại làm phiền ông nữa. – Tôi an ủi bệnh nhân.

Ông ta bắt đầu dùng ánh mắt sắc nhọn nhìn tôi, kiên định trả lời: “Thế còn những người bị lupus hệ thống? đái tháo đường? bạch huyết? Họ không bao giờ hết, bác sĩ có hiểu không?

Tôi hơi sợ hãi thứ ánh mắt kia, dường như muốn cắt xuyên qua thứ gì đó trong tim tôi. Để tránh sự việc tiếp tục nặng nề hơn, tôi an ủi:

– Ông mệt quá rồi, đi ngủ một giấc dậy sẽ tốt hơn. Có cần tôi kê một đơn thuốc ngủ cho ông không?

– Tôi không cần ru ngủ chính mình. Tôi quá tỉnh táo rồi, tôi không muốn thoả hiệp, cho nên tôi mới phát bệnh.

Ông ta vẻ như một anh hùng lẫm liệt, cự tuyệt món thuốc an thần của tôi. Nói hết ông quay người bước đi chầm chậm về phía bên kia hành lang dài.Hộ lý trưởng đi tới nhìn thấy người bệnh liền cười với tôi và lắc đầu, than: “Ông ta rất đáng thương, bây giờ chả ai chăm nom ông ấy nữa, chỉ còn mỗi một bệnh nhân rửa thận, nghe nói là ngày xưa được ông ta cứu sống, ngày nào cũng đến thăm ông. Bệnh nhân đó, tôi thấy, chà, còn chả lo được cho bản thân nữa là.” Những bệnh nhân uống thuốc suốt thời gian dài đều trở nên nặng nề chậm chạp. Tôi nhìn theo ông ta đang vất vả tập tễnh từng bước chân, giống như bước đi trên số mệnh mình.

Từ bệnh án rơi ra một mẩu giấy ố vàng, viết: “Bác sĩ này đã mang lại cho bệnh viện chúng tôi những thành tích xuất sắc và danh tiếng không thể vang dội hơn. Tôi khẩn cầu các quý vị y bác sĩ hãy nỗ lực hết sức, giúp anh ta lành bệnh sớm nhất, quay về cương vị công tác, làm phúc cho người bệnh…” Đó là tờ giấy bác sĩ Viện trưởng xx viết cho chủ nhiệm khoa chúng tôi ngày xưa. Đã mười năm, bệnh nhân đi bằng những bước đi chậm rãi từng bước một, không nhìn thấy vinh quang, cũng không nghe thấy bất cứ tiếng vỗ tay nào. Chỉ có những linh hồn và cái chết trong suốt kia bám theo ông. Ông mang theo trái tim nhiệt thành điên cuồng, để đi trên con đường cô đơn nhất.

Tôi ngồi dưới ngọn đèn đơn độc, xem hết bốn cuốn bệnh án dầy cộp của bệnh nhân. Mười năm trôi qua trong hơi thở dài của tôi. Tôi không dám nghĩ đến tương lai hộ ông, một hành trình gập ghềnh và dằng dặc. Tôi đi vào buồng rửa mặt, đột ngột nhìn thấy trong tấm gương trước mặt hình ảnh tôi trong bộ quần áo bác sĩ trắng, tôi đứng thẫn thờ.

Tôi nghĩ tới sinh, lão, bệnh, khổ, và bao nhiêu những tương lai xa không tới được, hỗn độn không hình thù.

Một tuần sau, bệnh nhân đã từng tâm sự với tôi một đêm ấy treo cổ tự vẫn. Ông ta treo trên xà ngang trong buồng tắm, mặc một bộ quần áo bác sĩ trắng tươm tất. Mặt đã cạo râu sạch sẽ, nghiêm túc.

Tôi thường nhớ đến vị bác sĩ đó, nhớ thần thái lúc ông ta treo cổ tự tử, dáng ông đi… Thậm chí tôi vẫn vật vã trở mình, giật mình giữa đêm khuya.Giữa giấc mơ đêm, tôi thường nhớ lại những lời ông ta đã nói với tôi và những tình cảm chất chứa. Dần dà, tôi không thể nào quên được sự kinh ngạc từ tình yêu nhiệt thành và sự cô độc của ông mang lại tim tôi.

Có một sớm thức giấc, tôi bỗng nhiên nghĩ tới câu chuyện sau lưng mỗi một bác sĩ tốt, sẽ có nhiều linh hồn đi theo. Ông ta trở thành bệnh nhân của tôi, đi theo sát sau lưng tôi, tôi rơi vào trong một vực thẳm hãi sợ vô cùng.

(Trang Hạ dịch)

Câu chuyện sau series ảnh này của tôi

users online

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Đăng trên Tiền Phong cuối tuần 17/11/2007
Câu chuyện sau series ảnh này của tôi

Năm năm trước, khi chưa đầy hai mươi tuổi, Thảo cưới chồng sang Đài Loan, nhưng mới vài ngày đã phát hiện mình bước lên con đường gập ghềnh nhất của đời người.

Khi Thảo ba tuổi bố vào ngục, mẹ lấy chồng. Rồi bố mẹ đều có gia đình riêng, cô từ nhỏ đã phải nếm đủ mùi khổ nạn, là một đứa bé mồ côi tuy còn cả cha mẹ, cô như con chó hoang, bốn tuổi khắp mình ghẻ lở đi ăn nhờ ở chực khắp lượt nhà mọi họ hàng. Cứ thế mười mấy năm sau.

Cô tưởng rằng khi kết hôn với người chồng Đài Loan thì sẽ bắt đầu cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Khi lấy chồng, cô không còn lại mấy những ký ức vui vẻ về Hà Nội nơi cô sống hai mươi năm.

Nhưng người chồng hơn cô mười tuổi hoá ra bị bệnh Trầm uất nên thường có ý tự sát và hành vi tự tử. Sau khi cưới vợ bệnh tình càng nặng hơn, dường như việc bên anh ta có thêm một cô gái xinh đẹp trẻ trung càng chỉ cho anh ta thêm một cái cớ để tự tử. Hôn nhân biến thành giày vò và tàn khốc. Bố mẹ chồng quá thương con dâu, đành cho cô về VN, chờ chữa bệnh cho chồng cô khỏi rồi lại đón cô sang.

Nào ai ngờ đâu, lần thứ hai Thảo sang Đài Loan lại là để đưa đám ma chồng. Chồng cô tự tử mấy lần đều thất bại, lần cuối cùng anh ta đã thành công.

Vào đúng lúc đó, khi tang lễ xong xuôi, cảnh sát thành phố Trung Hoà đến nhà chồng Thảo, đòi cô phải về nước mà không cho gia hạn thêm thẻ cư trú. Chồng chết rồi, con chưa có, không được phép ở lại Đài Loan nữa, trước pháp luật ĐL thì Thảo không có cớ gì ở lại đây nữa.

Hơn hai mươi tuổi, không nhà, chết chồng, bị quy định khắt khe của ĐL đuổi về, về cũng không nơi nương tựa, Thảo không có hồi ức, không có hy vọng, từ nay về sau tương lai Thảo sẽ ra sao?

Nhiều đêm cô nằm khóc đỏ mắt, nghĩ đến con đường dài dằng dặc trước mắt, không hơi ấm không biết về đâu, cũng không nhà cửa, cô sẽ ra sao?

Ngày đó tôi vừa dọn nhà từ Cao Hùng lên Đài Bắc, trong công việc tôi cũng quen thân một số người tốt, tôi hứa với Thảo sẽ dẫn cô đến ông Nghị viên Viện lập pháp của ĐL mà tôi quen để can thiệp giúp cô, chống lại quy định này của pháp luật, ít nhất cũng đòi cho cô lại ít đặc lợi ngoại lệ là những gì đáng lẽ cô phải được đàng hoàng hưởng.

Chúng tôi cho rằng, người con gái sau khi đã lấy chồng mà bị nhà chồng đuổi về nhà mẹ đẻ thì đó là một sự sỉ nhục rất lớn. Bố mẹ chồng Thảo đã không đuổi cô thì thôi, tại sao chính phủ Đài Loan lại có thể đuổi con dâu nhà người ta đi?

Thật may, bố mẹ chồng của Thảo cũng rất thương cô, nói nếu chúng tôi còn sống, thì không ai có thể đuổi cô dâu Việt Nam nhà chúng tôi ra khỏi nhà. Con cứ yên tâm, người Đài Loan chúng tôi cũng rất hiểu đạo lý làm người, chồng chết không phải là tội của con, con về Hà Nội cũng không còn nơi nào nương tựa, thế thì nhà chúng tôi sẽ tìm mọi cách để giữ con lại, cho con học đại học, cho con đi làm, nếu con tìm được người đàn ông tử tế khác, thì gia đình cũng sẽ chúc phúc con, vui vẻ tác thành cho con.

Ba năm nay có thể nói là thời gian hạnh phúc nhất trong đời Thảo.

Bố mẹ chồng bảo lãnh cho cô làm giấy tờ, thậm chí ông bố chồng hơn chín mươi tuổi bán thân bất toại cũng nửa nằm nửa ngồi trên xe lăn để cùng mẹ chồng và Thảo ra phòng Ngoại vụ của Sở cảnh sát, chứng minh cho cảnh sát là cả gia đình đều vui lòng giữ cô lại, giúp cô gia hạn thẻ cư trú. Rồi tôi hướng dẫn Thảo vào xin học tại Đại học Văn hoá Đài Loan, bố mẹ chồng nuôi cô hoàn toàn, cho cô học phí, còn mua xe máy mới và máy tính xách tay mới cho cô, hy vọng cô học giỏi.

Sau giờ học, Thảo ra cửa hàng ăn của nhà chồng giúp việc, mỗi giờ được trả 150 tệ (72.000 VND) mỗi tháng thu nhập hơn chục triệu đều cất hết vào tài khoản riêng, nhà chồng giúp cô tích luỹ tiền chuẩn bị cuộc sống sau này.

Cuộc sống hiện nay đã bù đắp những thiệt thòi trước đây của cô.

Chữ “Thảo” trong tên cô, ở trong tiếng Việt có nghĩa là “hiếu thảo, hiền thuận” (đâu phải chỉ xấu như nghĩa “ngọn cỏ” trong tiếng Hoa mà người Đài Loan hay chế nhạo). Cô không còn là một lá cỏ vô danh và bất hạnh nữa, mà đã trở thành lá cỏ may mắn, là Hạt Dẻ Cười vui vẻ trong gia đình. Sau khi hết khoá học tiếng Hoa ở Đại học Văn hoá ra, giờ Thảo là nhân viên trực đường dây nóng của một công ty thuộc Bưu chính ĐL, giúp đỡ những cô dâu khác vượt qua khó khăn cuộc sống xứ người. Cô tin cô sống ở ĐL, bằng sức lực chính cô, xây dựng được cuộc sống mới tốt hơn, sống cho ra sống, cũng hy vọng ngày tháng sau này hạnh phúc hơn.

Hôm đó, cô gọi điện cho tôi, nói, chị ơi, em cảm ơn chị mấy năm nay an ủi động viên em, chìa cánh tay giúp em, giúp em trưởng thành trong lúc học và lúc đi làm. Giờ em có một nguyện vọng.

– Còn nguyện vọng gì nữa?

– Em đi sang đây lâu quá rồi, chưa gửi tấm ảnh nào về VN, cho bố mẹ thấy em ra sao, bố mẹ em cũng ko biết lên mạng. Chị chụp cho em mấy tấm, có được không?

Tan học tôi khoác ba lô phi ngay xe từ Cảnh Mỹ thuộc Đài Bắc đi thành phố Trung Hoà, giúp cô chụp vài tấm. Trong các tấm ảnh cô đều rất tươi tắn xinh đẹp, vui vẻ thế, đầy sức sống trẻ trung.

Tôi từ sau biến cố 2004 cũng khép cửa chính mình với người quen bạn bè cũ, nên cũng đã lâu chưa có ảnh nào, thế là hai chúng tôi chụp chung cho nhau.

Tấm ảnh này không còn chỉ là tấm ảnh nữa, nó đánh dấu lại việc mỗi người Việt Nam chúng tôi đã nỗ lực sống say mê cuộc đời mình và thời gian đời mình, tự mình tìm lấy không gian phát triển thuộc về bản thân mình.

Mẹ dạy cho tôi sự chịu đựng

users online An Ninh Thế Giới cuối tháng này:

Cảm ơn bạn Toàn Nguyễn nhé!
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Nhà văn Trang Hạ:

Mẹ dạy cho tôi sự chịu đựng

Toàn Nguyễn (thực hiện)

Trang Hạ đang là một hot blogger với những truyện dịch và bài viết hấp dẫn. Tác phẩm “Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử” của chị cũng là một trong những cuốn sách được tái bản nhiều lần trong năm 2007. Trang Hạ nói, mẹ chị từng đánh cho một trận nhừ tử khi biết chị làm thơ, nhưng vẫn giữ nhuận bút và tiền giải thưởng văn chương của chị trong 4 năm để mua hoá giá được một căn nhà. Người mẹ ấy không biết dạy con bằng lời. Bà dạy con mình bằng suốt những năm tháng sống lầm lũi, buôn thúng bán bưng…

-Chị bắt đầu viết văn từ khi nào?

-Ngày nhỏ, buổi tối không có điện, tối nào tôi cũng đi cùng mẹ sang nhà bà ngoại, đi và về mất hơn một giờ đồng hồ. Trên chặng đường ấy, mẹ thường bảo, hôm nay có chuyện gì, kể cho mẹ nghe. Mẹ tôi không có thời gian đọc sách nghe đài. Mẹ bán một gánh thuốc nam ở chợ Bưởi, sáng sớm đã đi đến tối mịt mới về. Thế nên cái đoạn đường ấy là đoạn đường mẹ nghe những thông tin từ tôi, về đời sống, lớp học hay những câu chuyện tôi nghe từ radio, đọc từ những cuốn sách. Rất bản năng, nhưng nhờ đó mà tôi tập được thói quen diễn đạt thật mạch lạc. Có thể coi đó như là con đường đầu tiên dẫn tôi đến với văn chương. Tôi nhớ là khoảng năm lên 9 tuổi thì tôi bắt đầu làm thơ, những câu thơ viết trên giấy nháp. Ngày đó giấy hiếm và quý. Vậy mà tôi đã đóng nguyên một thếp giấy để làm… sổ thơ, chép những bài thơ vào đó. Mẹ tôi biết, đánh tôi một trận đòn nhừ tử. Đánh vì con gái lại làm thơ. Và đánh vì sự lãng phí. Mẹ không thích tôi viết văn, làm thơ vì mẹ biết con gái mà theo nghề viết thì cơ cực lắm.

-Có lẽ mẹ chị cũng ảnh hưởng suy nghĩ của các cụ ngày xưa, con gái hay chữ lại lãng mạn văn thơ thì dễ đa đoan. Hẳn đó là lần duy nhất cụ dùng đòn roi với chị chứ?

-Còn một lần nữa. Lần ấy đánh tôi xong thì cả hai mẹ con cùng khóc. Khi tôi 18 tuổi, mẹ tôi đi xem lá số tử vi cho tôi. Về nhà chán quá, mẹ khóc và đánh tôi nên thân. Đánh vì cái số phận tôi trong tử vi chẳng ra gì. Nó lênh đênh, trắc trở lắm.

-Chị có nhớ tác phẩm đầu tiên được đăng báo là khi nào không?

-Đó là một bài tản văn được in trên báo Áo trắng, tôi đem khoe khắp khu tập thể. Mẹ tôi cũng đọc, âm thầm đọc và chẳng nói gì. Mẹ không quen chia sẻ bằng lời. Mẹ cũng chẳng khen tôi viết văn bao giờ cho đến khi mẹ mất đi. Bài thơ đó được nhuận bút 20 ngàn, tôi cảm giác thật lâng lâng khó tả, đi lĩnh về tôi đưa hết cho mẹ. Mẹ cất số tiền đó riêng trong một chiếc hộp. Tất cả số tiền nhuận bút sau này của tôi cũng vậy, mẹ cất như một khoản tiền riêng, chẳng bao giờ đụng tới.

-Các bà mẹ thường hay giữ tiền của con gái để làm món hồi môn chị nhỉ?

-Không. Mẹ tôi giữ tất cả số tiền đó đến một ngày mẹ đi mua được căn nhà tập thể mà bố và em trai tôi hiện nay đang ở. Nó không nhiều lắm đâu, vì nhà thanh lý mà. Nhưng đó là tất cả 4 năm nhuận bút của tôi. Ngày đó với tôi nhuận bút là thứ thiêng liêng, không có chuyện đi ăn quà hay mua sắm quần áo. Tôi thấy nó quý giá hơn rất nhiều như thế. Tôi được thưởng của báo Hoa học trò một cái giải truyện ngắn, mẹ đã mua cho tôi một cái xe đạp phượng hoàng. Đến khi tôi được giải thưởng Văn học tuổi 20, cộng với nhuận bút cuốn sách đầu tiên, tổng cộng là 8 triệu đồng, mẹ đã mua cho tôi chiếc xe máy. Tôi luôn tự hào, tất cả những chiếc xe của mình tôi đều tự mua mà không xin ai hay vay ai.

-Mẹ có ảnh hưởng gì đến chị trong đời sống cũng như trong những trang viết?

-Tôi không có một trang viết nào vế bố mẹ mình, tôi thấy thật khó để diễn tả những điều đó. Tôi không hiểu vì sao lại thế. Nhưng khi dịch thì tôi lại thích những tác phẩm về sự hiếu đễ và tình cảm gia đình. Có lẽ khi viết thì tôi không thể ép mình, nhưng khi dịch thì tôi có thể chọn lựa được.

Mẹ ảnh hưởng tới tôi không từ những vịêc cụ thể, mà đó là từ trong tiềm thức. Trước hết là sự thương người. Mẹ tôi nghèo, cả đời luôn là những lo toan áo cơm. Ngày bao cấp nghèo lắm, những người ăn xin đến nhà, chưa bao giờ mẹ tôi đuổi họ đi, mẹ đều cho họ những gì mình có thể. Tôi học được điều đó tự nhiên từ mẹ. Và tôi làm những việc công ích, giúp đỡ người khác vì thấy cần như thế. Không ai cho tôi điều gì và đặc biệt tôi không thích nói nhiều về những điều đó, bởi người ta sẽ nghĩ tôi đang đánh bóng bản thân.

Cái tính coi nhẹ đồng tiền, trọng nghĩa khinh tài tôi cũng học từ mẹ. Thực ra, sâu xa trong điều đó là sự tự ti về bản thân, về cái nghèo của mình. Mẹ tôi nghèo và tự ti đến mức trở nên kiêu ngạo, không cần giấu diếm sự nghèo khó đó với thiên hạ. Và mẹ quần quật làm việc để không phải xin hay vay ai thứ gì. Tôi cũng vậy. Tôi luôn bị ám ảnh cái nghèo. Tôi nhớ mãi tôi ngày trung học với một bộ đồ duy nhất tới lớp, tôi ngày nhận giải thưởng Văn học tuổi hai mươi với chiếc áo dài duy nhất khiêm nhường. Nhưng tôi không bao giờ có ý định xin ai. Tôi cũng không có nhu cầu kiếm nhiều tiền. Chỉ cần kiếm đủ tiền để sống, thế thôi. Năm tới tôi hy vọng mở một công ty truyền thông và văn hoá tại Đài Bắc, nhưng tôi sợ cái tính đó làm hỏng công việc. Kinh doanh đâu phải chuyện đùa được mà cái tính xem nhẹ đồng tiền đôi khi sẽ khiến những người cộng sự với mình gặp khó khăn. Đâu thể bắt người khác giống mình, làm công ích giống mình.

-Trong cuộc sống, ngoài việc theo nghiệp văn chương ra, có điều gì ở chị khiến mẹ chị buồn lòng không?

-Tôi nghĩ là không, hoặc buồn mà mẹ chẳng nói thì tôi cũng không biết được. Khi tốt nghiệp Đại học sư phạm ngoại ngữ, về làm biên tập viên báo Hoa học trò với mức lương 300 ngàn, tôi thấy thật sự vất vả. Khi ấy một buổi hát karaoke cũng mất hơn 100 ngàn rồi. Thế nên tôi yêu quý những người bạn trong bút nhóm Hương Đầu Mùa, nhưng chưa một lần đủ tiền để mời họ một bữa vui chơi. Sau một thời gian thì tôi quyết định vào TPHCM, để làm phiên dịch tiếng Hoa, đúng chuyên môn của mình. Lẽ ra tôi sẽ ở lại đó, nhưng mẹ tôi bị bệnh nặng. Bà bị ung thư gan. Tôi bỏ hết, bỏ cả công việc để trở lại Hà Nội chăm sóc mẹ. Tôi bắt biết bao nhiêu con cóc đem lột da để lấy mật cho mẹ nuốt chữa bệnh. Nhiều người bảo độc như mật cóc. Vậy mà mẹ nuốt bao nhiêu cái mật cóc đó, chẳng mệnh hệ gì, nhưng bệnh thì chẳng khỏi. Sau 6 tháng, cơn đau kéo mẹ tôi đi mất. Tôi khóc rất ít, thấy cũng là một sự giải thoát cho mẹ, mẹ chịu đau khổ quá lâu rồi. Nhưng sau này, khi có con, tôi mới thấy thương mẹ, mới thấy chặng đường của một người mẹ nó gian nan làm sao. Và tôi thương mẹ nhất khi mẹ cầm roi đánh tôi sau buổi xem tử vi về. Người mẹ nào cũng chẳng yên lòng khi tương lai con mình đầy những bất an…

-Chị có nghĩ rằng mình sẽ viết một tác phẩm về mẹ?

-Tôi không biết nữa. Văn học là câu chuyện dài và đừng bao giờ nghĩ mình nắm trọn vẹn tác phẩm trong tay.

-Cuộc sống hiện tại của chị ra sao?

Mấy tháng nay tôi trực bên giường bệnh để chăm sóc cho mẹ chồng tôi. Và tôi nhớ mẹ tôi biết bao. Bây giờ cuộc sống khấm khá hơn, chúng tôi có điều kiện chăm sóc cho mẹ chồng tôi được tốt hơn. Còn khi đó tôi không có tiền, tôi còn nghĩ ngây thơ là ốm bệnh rồi sẽ khỏi mà thôi. Mẹ đi rồi, tôi không khóc, tôi chỉ muốn giữ được sự lương thiện mà suốt đời mẹ giữ nó, dù trong hoàn cảnh nghèo khó nhất…

-Cảm ơn Trang Hạ!

Dạy Office 2003 nghe viết và đọc được tiếng Việt

ếu thành công trong việc này, ứng dụng của nó sẽ rất hấp dẫn. Bạn sẽ không cần phải đánh máy nữa mà chỉ cần đọc cho máy gõ. Khi đến giảng đường, bạn chỉ cần tập trung nghe thầy giảng thôi vì việc ghi chép đã có máy lo.

Công cụ “dạy học” cho Office (được cài đầy đủ các thành phần) rất đơn giản, chỉ cần một cái microphone là đủ.

Bắt đầu: mở một file Word mới, chọn font Unicode và nhập những từ cần dạy cho Office. Sau đó bạn bấm vào công cụ Tools trên thanh Language, chọn Learn from Document… Khi đó, Word sẽ lọc những từ cần học và thể hiện trong hộp thoại Learn from Document, chọn Add All, hộp thoại đóng lại. Lúc này Word đã học xong cách viết những từ mới.

Tiếp đến bạn dạy Office nhận biết cách phát âm những từ mà nó đã biết viết. Bấm chuột vào công cụ Tools trên thanh Language, chọn Add/Delete Word(s)… Hộp thoại Add/Delete Word(s) xuất hiện, bấm chọn một từ (nên chọn từ trên xuống để khỏi bỏ từ), và bấm nút Record pronunciation rồi bạn đọc từ đó vào microphone.

Nếu máy tính của bạn mạnh, microphone và giọng đọc của bạn tốt chỉ cần đọc một lần là Office hiểu bài liền! Lưu ý là những từ không có dấu thì Word 2003 cho là từ cũ đã biết, nên bạn muốn dạy nó phát âm theo kiểu Việt thì nhập từ trực tiếp vào Word.

Từ nay về sau khi gắn microphone vào máy và đọc những từ này vào một file Word, Word sẽ chuyển giọng đọc của bạn thành text.

Việc học tiếng Việt của Word 2003 được xem là toàn diện, bởi vì đối với những từ đã học, Word sẽ chuyển được giọng nói của bạn thành text. Nhưng khi bạn nhập text từ bàn phím và yêu cầu nó đọc thì nó sẽ phát âm chính xác giọng đọc của bạn đã dạy cho nó.

Ứng dụng

Với tính năng này, bạn có thể để máy ghi chép các cuộc họp, hội thảo. Về nhà, hãy mở file Word lên và dùng chức năng Speak là bạn có thể nghe lại nội dung thoải mái. Tương tự, chúng ta có thể gởi mail “nói” thay cho mail “đọc” thông qua một file Word.

Việt Nam là một xã hội mẫu hệ?

Chiec non VN o Dai Loan – anh: ban Minh Hang

2006/11/15 17:04

Bài viết cho tờ Chinatimes năm 2006 (hic, vì bị 1 ông giáo sư thúc sau lưng), bài viết cũng được phát lại trong chương trình Câu chuyện Nam Á của đài phát thanh ETFM 11/2006.

(Links tham khảo tiếng Hoa, sorry)

Tôi ở ĐL hơn ba năm rồi, đã hàng trăm lần gặp vấn đề trên, dường như mọi người Đài Loan đều nhận định Việt Nam là một xã hội mẫu hệ, bất kỳ một vướng mắc nào không thể giải thích đều bị người ĐL quy về lý do trên, mời xem bài báo sau:

Hôn nhân Việt Đài giảm, phỏng vấn quá nghiêm, năm trước cô dâu Việt sang Đài giảm 5 nghìn người

Bài báo trên bạn đọc hẳn đã xem qua? Và Chinatimes cũng đã giải thích bằng lý do: Việt Nam là một xã hội mẫu hệ:

Vượt biển Đông tranh cướp quyền nuôi con, bố Đài mẹ Việt giành giật 700 đứa trẻ lai

Trong đó giải thích: “Bởi Việt Nam là xã hội mẫu hệ, nên những ông chồng Đài Loan có sang kiện đòi con thì cũng không thể thắng kiện nổi.

Ông Châu, môi giới hôn nhân có bề dày kinh nghiệm cho biết, những năm gần đây ngày càng nhiều cô dâu bỏ trốn về VN, nhưng người môi giới không dám làm dịch vụ tìm vợ bỏ trốn, cao thủ nhất là những cô dâu ẵm cả con bỏ trốn.

Cuộc sống ở VN và ĐL khác xa nhau, ông Châu than thở, VN là một xã hội mẫu hệ, chỉ cần đứa con lai bị mẹ dắt về VN, thì nếu mẹ nó không chịu quay về ĐL, thì dù bạn có kiện cáo lên tới tận toà án, theo pháp luật, có tới hơn 90% quan toà vẫn phán xử cho con thuộc về mẹ. Và với chồng Đài thì đường đến toà là “con đường cụt”, có chi tiền ra cũng khó có kết quả, cô dâu VN vẫn khư khư giữ con.”

Để chuẩn bị tư liệu cho bài báo này, tôi đã phỏng vấn Phó giáo sư- Tiến sỹ Phan An – Viện nghiên cứu miền Đông Nam Bộ từ TPHCM:

“Tôi nghĩ việc cho rằng Việt Nam là thuộc mẫu hệ là sai lầm. Việt Nam ảnh hưởng bởi Nho giáo nên việc trọng nam khinh nữ vẫn còn trong đời sống. Như chuyện con sinh ra mang họ cha, công việc chủ yếu trong nhà do người cha quyết định.”

Tuy nhiên, trong việc giải quyết tranh chấp thì toà thường ưu tiên cho phụ nữ bởi phụ nữa chăm sóc con thường tốt hơn so với đàn ông. Còn việc ôm con trốn đi thì đó là do tình thương của người mẹ. Những quy định ở Việt Nam cũng tương tự như tại một số nước tiên tiến khác trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh… Khi ra toà, người phụ nữ được ưu tiên nhiều hơn trong việc con cái. Mặt khác tại Việt Nam, tình trạng sau khi ly hôn, tỷ lệ người đàn ông tái hôn cao hơn rất nhiều so với phụ nữ, còn đa số những người phụ nữ chỉ ở vậy nuôi con. họ hy sinh cho con tất cả. “

Tôi quen rất nhiều người Đài, dường như tất cả họ đều ít nhất hỏi tôi 1 lần: Việt Nam là xã hội mẫu hệ à? Và ngay cả tác giả các bài báo trên, 1 người tôi ko quen, cũng hỏi 1 câu y chang.

Tôi không muốn nói với họ rằng, thực tế, ở Việt Nam, người ta cho rằng một cô gái ế chồng là bởi cô ấy có vấn đề, hẳn giáo dưỡng không đầy đủ mặt nào đó; nhưng dân gian lại dễ dàng thông cảm cho 1 người đàn ông ế vợ, nên đàm tiếu con gái bây giờ chạy theo vật chất, quá kén chọn, đòi hỏi chồng có nhà cửa, lương bổng. Rồi bà vợ đi ngoại tình tất nhiên là bà vợ thối tha hư hỏng, nhưng ông chồng đi ngoại tình nhiều người chắc lưỡi bảo bởi ông đó vợ không chăm sóc, vợ không đẹp, vợ không đáp ứng nọ kia, tóm lại chồng ngoại tình vẫn là lỗi ở vợ. Trong một tâm thế xã hội như thế, ngay như phụ nữ chúng tôi, từ nhỏ phải học làm lụng việc nhà, nâấ cơm, nữ công, trang điểm, khéo tay đảm đang v.v… tất cả mọi nỗ lực của chúng tôi chỉ là để thoả mãn yêu cẩu của những người đàn ông (1 người đàn ông) sau này. Nói một cách khác, ở VN, nam giới đang là trục chính của xã hội, chủ thể khống chế của tâm thế xã hội, là mục tiêu của phụ nữ và họ khen tặng phụ nữ tứ đức công dung ngôn hạnh cùng những danh hiệu ba đảm đang hy sinh vì chồng con, những vinh quang ấy chẳng qua là một cách nam giới VN ích kỷ và bóc lột phụ nữ. Một xã hội trọng nam khinh nữ và Đàn ông chủ nghĩa một cách đậm đặc như Việt Nam làm sao lại có thể được coi là mẫu hệ?

Xã hội Vn cũng khắt khe với phẩm hạnh người phụ nữ, trinh tiết rất quan trọng, trước ngày cưới cô dâu nên còn trinh, rất nhiều người nghĩ màng trinh là thứ đảm bảo cho hạnh phúc của người phụ nữ. Nhưng tôi nhìn thấy mặt tàn nhẫn của quan niệm đó, bởi nếu nói thế thì chẳng hoá ra, cơ hội hạnh phúc của người phụ nữ sống ở VN chỉ có 1 lần duy nhất trong đời?

Trên thực tế ở VN, đàn ông cưới vợ lần thứ hai hay lần thứ một nghìn vẫn còn có tư cách yêu cầu cô dâu là trinh nữ, nhưng còn người phụ nữ sau khi ly hôn thì dường như trở thành lớp người chịu búa rìu dư luận nhất, rất khó có thể yêu cầu chú rể lần thứ hai là một Sở Nam, thậm chí hầu như không còn cơ hội tái hôn với một nam giới còn trinh.

Vì thế cũng rất nhiều phụ nữ VN không chọn cách ly hôn, bởi họ thấy tình yêu và hạnh phúc bản thân không quan trọng bằng những điều khác.

Và khi sang ĐL lần đầu tiên gặp những người đàn ông rửa bát, quét lau nhà, đi chợ, cho con bú, thay tã, là quần áo, chăm sóc vợ và làm mọi việc nhà y như người phụ nữ VN chăm sóc chồng, tôi cảm thấy rất đố kỵ. (Giờ quen rồi, hoặc có thể vì tôi toàn quen biết những người đàn ông có 1 trình độ văn hoá và hiểu biết nhất định trong xã hội ĐL).

Quay lại bài báo, báo chí ĐL đã phạm một sai lầm điển hình

台灣媒體犯一個錯誤,就是把法律和民間庸俗習慣搞混。越南法官往往判媽媽擁有孩子監護權,那是法律方面的程序,他會根據社會現實,風俗習慣,生活條 件,越南民族特徵等構面資訊而做出判決,但是一定看孩子的權利來判決。法官也知道,離過婚的女性絕大多數不會再婚,失去孩子會把她人生變一落千丈,而男性 總都會續玄,爸爸和繼母給孩子的生活應該沒有他親生媽媽好。而在台灣,越南新娘抱孩子逃跑回國是他心中的愛的力量,逃跑的媽媽都是要離開痛苦生活,難道還 狠心看她親生的孩子承受她已無法承受的生活?進而,逃跑新娘偷偷帶孩子回國完全沒被越南法律支持。

該不該說,越南台灣不同價值觀,不同社會體制,民情不同會產生文化落差,導致解讀社會現象,公民行為會帶有濃郁偏見的意義色彩?這樣會把任何事情都變複雜,那種隔閡沒有和解的機會。

Chúc những người phụ nữ tôi yêu!

Nhiều lúc tôi muốn viêt một cái gì đó cho đỡ buồn và đỡ nhớ nhà nhưng không biêt viết gi, không biết diễn tả nội tâm của mình như thế nào nữa.
Mẹ!
Mẹ là người đầu tiên con muốn nói lời chúc mừng trong ngày 20-10 này. Không chỉ có ngày hôm nay mà ngày nào con cũng muốn cảm ơn mẹ. Cuộc đời của mẹ đã quá vất vả, cả tuổi xuân của mẹ đã dành chọn cho chúng con rồi. Nghĩ đến mẹ con không biết dùng lời như thế nào để diễn tả lòng biết ơn của mình. Con chỉ muốn nói với mẹ con sẽ cố gắng để thành người, thành một người con trai như mẹ đã mong muốn ở con.
Hai chị!
Cuộc sống này của em sẽ chẳng có ý nghĩa nếu không có hai chị. Hai chị đã nâng đỡ, chỉ bảo cho em rất nhiều những lúc em gặp khó khăn, gặp sai lầm. 20-10 em chẳng biết nói gì chỉ mong hai chị hạnh phúc với gia đình và những gì các chị đang có.
Em!
Em là người mang lại cho anh nhiều ý nghĩa trong cuộc sống, là người có thể chia sẻ những buồn vui cùng anh. Anh không muốn nói lời chúc 20-10 cho em vi với em không chỉ là lời chúc mà trong thâm tâm anh lúc nào cũng mong muốn em hạnh phúc và may mắn. Nhớ và yêu em nhiều.
Gửi những người bạn của tôi, tôi biết các bạn đã rất tốt với tôi, tôi chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn.

Microsoft Office Professional Plus 2007

Download
http://download.microsoft.com/download/7/c/4/7c49b09b-d6f9-431d-9738-4c00aff11fc7/Enterprise.exe
Keygen
http://67.15.40.5/~langtuph/megadownload/Office/KeygenOffice2007.rar

Hướng dẫn crack:
Ban hãy dùng cách sau: (Nếu không thành công hãy dùng KeyGen)

Chạy file cài đặt, KHÔNG ĐIEN SỐ SERIAL

SAU KHI CÀI ĐẶT XONG, KHÔNG ĐƯỢC KHỞI ĐỘNG OFFICE

TÌM: C : \Program Files\Common Files\Microsoft Shared\Office 12\Office Setup Controller\Proof.en

Tìm file proof.xml va mở bằng NotePad, tìm dòng sau:

<Feature Id=”SetupXmlFiles” Cost=”1248″>
<OptionRef Id=”AlwaysInstalled”/>
</Feature>

Thay thế “AlwaysInstalled” bang “neverinstalled” va lưu lại.
thế là OK!Đã we’ còn gì nữa nhỉ?

Giã biệt “bloatware“, đón chào Web apps!

Bloatware” là một cách nói ám chỉ những phần mềm mà phiên bản của chúng càng mới thì dung lượng lại càng … lớn đến mức báo động! Chẳng những không mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dùng, trái lại chúng còn ngốn thêm tài nguyên hệ thống (dung lượng lưu trữ, năng lực xử lý CPU hoặc bộ nhớ RAM). Nói tóm lại là thua xa phiên bản… cũ của chính nó! Trong một chừng mực nào đó, có thể gọi bloatware là những “phần mềm siêu… mỡ” hay những “Công tử Bạc Liêu” trong thế giới software!

Ngược lại, Web apps hay Web application là những ứng dụng web không cần phải cài đặt phần mềm máy khách, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi và trên mọi máy tính có nối mạng Internet. Với ưu điểm này, cộng thêm sự thăng hoa và phổ dụng của kết nối của băng thông rộng, có lẽ đã đến lúc nói lời chia tay với bloatware và hân hoan chào đón sự hồi sinh của cuộc đại cách mạng mang tên web 2.0. Sau đây, xin điểm qua một số gương mặt web apps tiêu biểu, có thể triển khai trong điều kiện đặc thù của của doanh nghiệp Việt Nam.

Gliffy

Đây là một ứng dụng giúp bạn thiết kế biểu đồ các loại, gần giống với phần mềm Microsoft Visio. Để vẽ lược đồ, bạn chỉ cần gắp thả và kéo rê những biểu tượng dựng sẵn vào vùng soạn thảo văn bản. Người dùng có thể sử dụng bốn phím mũi tên trên keyboard hoặc điều khiển con trỏ chuột máy tính để di chuyển các đối tượng vẽ đến vị trí mong muốn. Tương tự như nhiều ứng dụng web thuộc diện đang “phất”, Gliffy cho phép bạn cộng tác với người dùng khác bằng cách chia sẻ biểu đồ trong vùng làm việc chung.

Ứng dụng Gliffy trong phác thảo cấu trúc mạng, không gian làm việc, sơ đồ tổ chức...
Ứng dụng Gliffy trong phác thảo cấu trúc mạng, không gian làm việc,
sơ đồ tổ chức và những thứ đại loại như thế.

Với sự giúp đỡ của Gliffy, giờ đây, việc ghi nhanh nội dung chính của những phiên họp, các đoạn chương trình giới thiệu quảng cáo, một kế hoạch cụ thể hay phương án tiếp thị cho một sản phẩm phần cứng hoặc phần mềm mới ở những công ty lớn sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn cũng không còn mất nhiều thời gian để cài đặt phần mềm, máy khách hoặc phải khai báo các thủ tục đăng ký tài khoản người dùng vốn rất rườm ra như trước đây.

Mặc dù chưa đạt đến mức độ chín để có thể thương mại hoá (vì một số biểu tượng dựng sẵn về sơ đồ mạng trong Gliffy còn quá đơn giản), song ứng dụng web này chạy rất ổn trong trình duyệt Internet Explorer và Firefox. Nó cũng chưa có tính năng canh lề nhanh hoặc xoay chiều các đối tượng vẽ dựa trên bộ lượng gia tiền lập kết hợp sử dụng loại khoá cải tiến. Cũng giống như bao ứng dụng Web khác, Gliffy sẽ tự động lưu lại các biểu đồ mà bạn đang vẽ và cho phép sử dụng ngay các bộ tính năng mới (không cần phải nâng cấp).

Priscila Melendez, cố vấn cao cấp đang làm việc cho tập đoàn Booz Allen Hamilton, cũng là một “tín đồ” của Gliffy. Ông đã chia sẻ kinh nghiệm sử dụng dịch vụ này như sau: “Tôi thường chọn Gliffy để trao đổi từ xa các sơ đồ an ninh với những thành viên khác trong nhóm làm việc của mình. Khả năng chia sẽ bản vẽ đang thực hiện với mọi người, tính năng lưu trữ và xuất bản chúng thành ấn phẩm hoặc tài liệu điện tử đã biến Gliffy thành một công cụ cộng tác tuyệt vời. Tôi cho rằng cái quý nhất của dịch vụ này là phương thức tạo sinh biểu đồ và khả năng chia sẽ chúng với người khác, đặc biệt là vào thời điểm mà xu hướng làm việc từ xa đang được rất nhiều công ty triển khai.”

ThinkFree

ThinkFree không chỉ là bộ ứng dụng văn phòng thực thụ chạy trên nền Web, mà còn cho phép bạn thao tác với cả những văn bản dùng chung
ThinkFree không chỉ là bộ ứng dụng văn phòng thực thụ chạy trên nền Web,
mà còn cho phép bạn thao tác với cả những văn bản dùng chung.

Đâu là những tính năng hay nhất ở một trình soạn thảo văn bản? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào nhu cầu khai thác và sở thích của từng người dùng cụ thể. ThinkFree có một công cụ độc đáo mà nhiều trình soạn thảo văn bản trực tuyến khác, kẻ cả ZoHo Writer và Google Documents, đều khiếm khuyết , đó là tiện ích kiểm tra chính tả ngay từ lúc bạn bắt đầu nhập dữ liệu.

Được mệnh danh là “Văn phòng trực tuyến tốt nhất hành tinh”, thông qua công cụ nói trên, ThinkFree đã tự tách mình ra khỏi thế giới của những giải pháp thuộc diện “na ná”. Thậm chí, nó còn được tích hợp các bộ từ điển tự tạo. Khi bạn gõ sai một từ nào đấy , ThinkFree sẽ gạch đỏ bên dưới từ này. Bạn chỉ nhắp chuột lên đấy để chọn ra một từ đúng nằm trong danh sách gợi ý. Thoạt nhìn có vẽ tầm thường, nhưng vì các trình soạn thảo văn bản trực tuyến khác không có, cho nên đây cũng có thể được xem là một điểm mạnh của ThinkFree.

Dĩ nhiên, nếu chỉ có ngần ấy thôi, thì ThinkFree Office khó lòng làm nên “đại sự”. Nó còn mang đến cho người dùng nhiều tính năng bổ trợ khác bao gồm: Cho phép lưu trữ văn bản trực tuyến đến 1GB, hỗ trợ tính năng đọc-ghi tương thích với các chuẩn định dạng Microsoft Office, công cụ tìm kiếm văn bản toàn cầu (áp dụng cho cả văn bản dùng chung lẫn dùng riêng) và hai tuỳ chọn về sử lý văn bản (chế độ biên tập nhanh tuy ít tính năng hơn nhưng dễ dùng hơn và chế độ biên tập với những công cụ cao cấp hơn nhưng phức tạp hơn).

ThinkFree cho phép soạn thảo văn bản, xử lý bảng tính và thiết kế trình diễn trực tuyến. Nó sử dụng chất liệu chính được lấy từ “tàng kinh các” Java. Điều này cũng có đồng nghĩa với việc nó tương thích tốt với nhiều trình duyệt web, thậm chí cả Internet Explorer 7. Thế nhưng, vào thời điểm hiện tại, bạn chưa thể sử dụng được ThinkFree trên các phiên bản mới nhất của Firefox 2.

YouSendlt

YouSendIt phá vỡ gần như mọi rảo cản về dung lượng tối đa của các tp tin đnh kèm e-mail
YouSendIt phá vỡ gần như mọi rảo cản về dung lượng
tối đa của các tập tin đính kèm e-mail

Một trong những vấn đề mà người dùng Webmail thường hay than phiền chính là việc không có thanh diễn tiến để thông báo cho họ biết hiện trạng gởi file đính kèm e-mail, đặc biệt là đối với những tập tin có dung lượng lớn. Trong Microsoft Live Mail và Gmail, bạn thường phải ngồi chờ cho đến khi được đưa trở lại trang Inbox thì mới có thể yên tâm rằng tập tin đã được attach thành công. Cả Microsoft Outlook cũng vậy. Thanh diễn tiến của trình e-mail này không phải lúc nào cũng cho biết chính xác thời gian cần thiết để gửi đi một file “khủng long” qua thư điện tử. Kết quả là người dùng bị đặt vào trò chơi không hề mong đợi: “đoán tuổi”! Một trong những cách hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề nói trên đó là sử dụng YouSendit.

Phiên bản miễn phí của dịch cụ này cho phép bạn gửi đi tập tin có dung lượng dưới mức 100MB đến mọi người nhận. Ngoài ra, cả người gửi lẫn người nhận file đính kèm đều không cần phải đăng ký tài khoản người dùng. Dùng YouSendit “thích” hơn DropSend.com và MailBigFile.com là vì nó phát huy hiệu quả thật sự. YouSendit có thể gửi đi 10 tập tin đến 10 địa chỉ e-mail khác nhau. Tất cả đều được chuyển phát đầy đủ cho người nhận. (Những dịch vụ khác thường “giam” file đính kèm khá lâu trước khi gửi hoặc đưa ra thông báo tập tin đã được upload thành công, nhưng thực sự thì không biết phải đi tìm nó nơi mô!).

Nếu muốn truyền những tập tin có dung lượng lớn hơn so với mức giới hạn ở phiên bản miễn phí, thì bạn cần phải đăng ký làm thành viên với YouSendIt và sử dụng những gói dịch vụ có thu phí, chẳng hạn như Plus (4,99 đô-la Mỹ/tháng) để upload những tập tin có kích cỡ đến 2GB. Ngoài ra, còn có phiên bản Enterprise dành cho những ai muốn khai thác tối đa kết băng thông rộng để tăng tốc cả upload lẫn download trong nội bộ công ty bạn.

GrandCentral

GrandCentral có thể giúp mọi người liên lạc được với bạn, dù bạn đang ở nhà, làm việc tại công ty hay đang s dụng điện thoại di động
GrandCentral có thể giúp mọi người liên lạc được với bạn, dù bạn đang ở nhà,
làm việc tại công ty hay đang sử dụng điện thoại di động

Hãy nghĩ về GrandCentral như là một giải pháp thay thế chạy trên nền Web và dễ dùng hơn dành cho những ai phải làm việc trong môi trường di động. Nó cho phép bạn chỉ cần sử dụng một số điện thoại duy nhất để giữ liên lạc với mọi người dù rằng bạn đang ở nhà, làm việc tại công ty hoặc đang dùng điện thoại di động. Xét đến yếu tố bảo mật, thì đây là một ứng dụng không dành cho doanh nghiệp, nhưng lại hữu ich với các nhân viên kinh doanh hay những nghề khác mà bạn phải thường xuyên xuôi ngược.

GrandCentral sẽ tận dụng sức mạnh của các hệ thống thông điệp hợp nhất. Khi có nhiều người cùng gọi đến tất cả các số điện thoại mà bạn hiện dùng (mà bạn chỉ có thể nhấc máy để trả lời cho duy nhất một người tại thời điểm ấy mà thôi), thì dịch vụ này sẽ thay bạn chào hỏi những người còn lại, ghi âm, giám sát hoặc chặn cuộc gọi, và đặc biệt hỗ trợ tính năng phát nhạc chờ cá nhân thay thì vì tiếng reng reng đơn điệu như trước kia. Bạn cũng có thể thiết lập điệu nhạc chờ khác nhau cho từng nhóm liên lạc của mình.

Xdrive

Tnh năng mới về sao lưu dự phòng trên Xdrive tỏ ra nhanh hơn khi x lý ảnh số, văn bản và thm ch cả bookmark của IE
Tính năng mới về sao lưu dự phòng trên Xdrive tỏ ra nhanh hơn
khi xử lý ảnh số, văn bản và thậm chí cả bookmark của IE

Một người dùng laptop đã từng kinh qua “sự thật phũ phàng” ở các thiết bị lưu trữ từ tính, đó là nếu ổ đĩa nội bộ của máy tính chẳng may “đột tử” (mà trước đó bạn cũng chưa từng sao lưu dự phòng các loại dữ liệu nhạy cảm, cụ thể là thư trong Outlook và thậm chí cả những thiếp lập tưởng như tầm thường của Internet Explorer), thì nguy cơ phải mất trắng dữ liệu là rất cao. Những ổ đĩa gắn ngoài, chẳng hạn như Western Digital MyBook, đều hỗ trợ tính năng lưu trữ giữ liệu trực tuyến. Tuy nhiên, nó khá phức tạp trong cấu hình và cũng khó sử dụng.

Xdrive.com vừa giới một dịch vụ mới (đang trong giai đoạn thử nghiệm) mang tên Web Backup. Nó giúp bạn kiểm soát công việc sao lưu dự phòng dữ liệu trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chỉ cần đăng ký tài khoản người dùng tại địa chỉ http://xdrive.com/ (có thể sử dụng tài khoản AOL để sử dụng ngay dịch vụ Xdrive), nháy chuột lên nút Beta rồi chọn WebBackup. Bạn có thể sủ dụng Xdrive để lưu trữ văn bản, ảnh số và các bookmark của trình duyệt Web Internet Explorer (IE). tất cả diễn ra chỉ sau một đôi ba cú nhắp chuột đơn giản!

Khác với những đối thủ canh tranh, chẳng hạn như Mozy.com, Xdrive chạy 100% trên nền web. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể khai thác nó mọi lúc, mọi nơi và trên mọi máy tính có nối mạng Internet để truy xuất dữ liệu mà bạn đã từng backup trên “ổ đĩa USB” trực tuyến này. Xdrive là một dịch vụ miễn phí, cho phép lưu trữ dữ liệu đến 5GB. bạn cũng có thể upload các tập tin có dung lượng và chia sẽ chúng với mọi người một cách nhanh chóng và dễ dàng. Liên quan đến ứng dụng web nói trên, còn có dịch vụ Xdrive Shows – một công cụ cho phép phát suốt các trình diễn ảnh trực tuyến.

Web apps hay web 2.0?

Có thể bạn sẽ tự hỏi: đâu là ranh giới giữa một ứng dụng web và web 2.0? Một số người sẽ nói với bạn rằng sự phân cách giữa chúng là rất mờ nhạt. Tuy nhiên, Web 2.0 là một thuật ngữ có nghĩa rộng hơn, hàm ẩn tính thực dụng và “chất” xã hội của dịch vụ. Twitter.com là điển hình về web 2.0 bởi lẽ nó không có vẻ gì là một ứng dụng desktop thuần tuý chạy trên nền Web. Thế như, nó lại thể hiện rõ nét khía cạnh giao tiếp nhân bản.

Trái lại, trong các ứng dụng Web, tính năng kết nối giữa người dùng với bạn bè của họ và thậm chí giữa nó với những dịch vụ khác gần như không nhiều. Tuy nhiên, đứng trên bình diện thương mại điện tử, thì Web apps quả thật đem lại nhiều các lợi hơn so với Web 2.0. Có người cho rằng những ứng dụng như Twitter.com chỉ là “mốt nhất thời” và khó lòng “dụ khị” được giới kinh doanh!

(http://www.quantrimang.com)

Tăng gấp 2 tốc độ lướt Web, 100% hiệu quả, nếu sai Miêu từ chức

Đầu tiên xin nói rằng cái này chỉ hoạt động với các đồng chí sử dụng FireFox. ông nào quen dùng IE (internet Explore) thì chuyển qua FireFox (FF) đi nhé

Các bạn down FireFox về, cài ra
http://www.mozilla.com/en-US/firefox/

Sau đó các đồng chí vào link này, cài cái Sparky ra cho tôi
https://addons.mozilla.org/en-US/firefox/addon/5362

Nó là 1 tiện ích trong việc truy cập các trang Web đó (ai dùng IE thì cài cái này http://www.alexa.com/site/download?show=ie phần mềm cảu Alexa đấy, nó ko phải Virus, nếu thấy báo Virus thì bỏ qua nhớ chưa, Miêu ko hại ai đâu mà lo)

Cách tăng tốc

Gõ about:config vào ô address để vào bảng config của FireFox rồi set tiếp như sau:

– Đổi giá trị network.http.pipelining thành true
– Đổi giá trị network.http.pipelining.maxrequests thành 500 .
– Đổi giá trị network.http.proxy.pipelining thành true
– Right click, chọn New , chọn Integer , nhập tên là nglayout.initialpaint.delay , set giá trị bằng 0