Monthly Archives: Tháng Mười Hai 2006

Bí mật và bí quyết



Bí mật và bí quyết

Tôi vẫn băn khoăn không biết rằng mình có gây được ảnh hưởng gì đến sự suy nghĩ tích cực cho các bạn trẻ qua những dòng tâm sự của mình? Và cũng là để thay đổi chính mình.

Tôi vốn không thiếu cái để “chia chác” với mọi người, từ những nơi đã đi qua, đã thấy, đã cảm nhận, đã học được, chắc chắn đó sẽ là một kho đạn dược quý giá. Trước đây tôi cũng nghĩ rằng mình nên nói ra, nói hết, khoe hết những điều mà mình đúc kết được. Nhưng không, chắc chắn không vì thông tin nay đã được nâng lên một tầm cao mới. Chúng trở nên cần thiết cho riêng tôi và nghiễm nhiên là những bí mật. Mà đã là bí mật thì đừng hỏi vì tôi sẽ không trả lời.

Đó là lý do vì sao tôi thường rất hào hứng với những chương trình “miễn phí” và đại chúng như Khởi Nghiệp, Thắp Sáng Tài Năng Trẻ, v.v Qua chương trình, dù bạn có đọat giải hay không đọat giải, bạn sẽ được một phần thưởng cho riêng mình, đó là được người khác biết đến và chú trọng, hoặc có thể gọi là trọng dụng. Nhưng đó mới chỉ là những cánh cửa mở he hé mà thôi, và bạn sẽ lại bị lãng quên nếu những gì bạn khơi ra không thực hiện được. Bạn không làm được nhưng những ý tưởng của bạn có thể tạo ra lợi nhuận cho một người nào đó, ở một nơi nào đó mà bạn và nhà tổ chức không thể kiểm soát. Bạn có thể nghĩ tới việc kiện tụng sẽ giúp ích, nhưng lúc đó bạn sẽ phải đối mặt với muôn ngàn khó khăn khác. Còn nếu im lặng làm ngơ, chắc gì bạn có thể ngủ ngon?

Bạn phải luôn nhớ rằng, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ, những thứ chúng ta chưa biết là cả một đại đương.

Cho nên tôi sẽ không bao giờ công khai những gì đại loại như A+B=$, người ta cười cho. Nhưng sẽ cố gắng cung cấp những việc mà chúng ta nên nhân bản, chẳng hạn như bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, phát huy bản sắc văn hóa, quan tâm đến nông nghiệp & người nông dân. Tôi biết rằng nếu các bạn tiếp xúc với những điều tốt, các bạn có thể suy nghĩ và hành động theo xu hướng tích cực. Tôi nghĩ một số các bạn trẻ năng động vẫn luôn muốn thể hiện mình, có suy nghĩ tốt, có chí hướng nhưng đôi khi bạn cũng cần kinh nghiệm và thu thập thông tin trước khi bắt đầu. Tôi viết những dòng tâm sự cùng bạn vì tôi nghĩ sẽ có những bạn trẻ đọc được chia sẻ của tôi và nếu nó giúp ích cho bạn thì tôi rất vui, dù chỉ trong một chừng mực nào đó. Hoặc trong những điều tôi mà tôi tỏ ra vui mừng hay bức xúc… luôn luôn ẩn trong đó những gợi ý và giải pháp của vấn đề, tôi mong người nào đó có thể nắm được và giải quyết nó.

Tôi cũng đã tham gia những CLB Kinh Doanh Trẻ ở một trường ĐH. Các em là những sinh viên có tuổi trẻ, có sức, có năng lực và kiến thức, rất tự tin và không ngại khó. Tôi tin các em sẽ phấn đấu và phát triển tốt nếu giữ vững tiến độ. Bên cạnh đó, tôi vẫn khuyên các em việc quan trọng hơn là phải học, việc kinh doanh có thể lên kế họach theo mùa, theo tuần hoặc tháng, hoặc có thể gọi là theo “phi vụ”. Các em cũng biết lượng sức nên cũng cân bằng được việc học và việc họat động ngoài giờ. Tôi mong muốn có nhiều CLB như vậy hơn nữa.

Điều mà tôi muốn nói qua những điều tôi kể ấy là gì? Bạn nhớ nhé, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình!

Chúc thành công.


R, Dec 14, 06

nhvt

CLE


Xin cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.

Ngày đó, Tình Nguyện Viên & từ ngữ khơi mào cuộc chiến

 

Image

 

Năm 200_

Ngày đó, tôi cũng là một người tình nguyện.

Hô vang những tiếng “I am volunteer” mà chẳng ngại người ta nghĩ mình ra sao, bởi vì những ngày ấy, đã có mấy ai tin vào tình nguyện viên, ai biết được TNV làm được gì, có nên cơm cháo chi không hay chỉ làm quẩn chân những người “trụ cột”…

Xung phong đi làm TNV, mục đích duy nhất lúc đó của tôi là được giao lưu với bạn bè quốc tế. Gọi là “bạn bè” như thế nhưng đâu phải tuổi tác chúng tôi đã bằng nhau, đâu có nghề nghiệp giống nhau, hay cũng làm gì có trình độ chuyên môn như nhau. Có khi “bạn” của tôi là sếp, có khi là phóng viên tác nghiệp, có khi là khách du lịch đến thăm quan. Tất cả đều hòa chung vào nhịp độ hối hả và sôi động của một sự kiện quốc gia.

Mọi việc đều được chuẩn bị chu tất, ai nấy đều hưng phấn và hồi hộp chào đón ngày khai mạc.

Tôi và những người bạn của mình – những TNV đã luôn luôn túc trực, sẵn sàng giúp đỡ mọi người cả người Ta lẫn người Tây để họ có thể yên tâm tác nghiệp. Tôi thuộc nhóm làm việc tại Trung Tâm Điều Hành, nơi sẽ tập trung mọi nhiệm vụ công tác, họp hành, tin tức… Chúng tôi được phân công làm theo ca, nhưng dù cho có phải ca của mình hay không thì chúng tôi vẫn luôn có mặt đông đủ với tinh thần cao, sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ ai, bất kỳ việc gì lúc cần thiết.

Những ngày hối hả nhưng hớn hở, bận rộn nhưng sum vầy, căng thẳng nhưng đòan kết đã giúp chúng tôi có kinh nghiệm hơn trong nhiều việc. Chúng tôi rất tự hào được đeo thẻ để trợ giúp cho “bạn bè” của mình mặc dù thẻ của tôi khác màu và khác nhiệm vụ với những chức danh khác. Chúng tôi chưa bao giờ deo thẻ để vênh váo và kênh kiệu, không phải đeo thẻ để tự phong cho mình là cán bộ mẫn cán đi ra đi vào và bỏ quên những phóng viên đang cần trợ giúp. Nếu những nhà chức trách và V.I.P của Vietnam chỉ có cơ hội tiếp xúc với V.I.P của nước bạn thì chúng tôi, những TNV là lực lượng dàn trải khắp nơi có cơ hội tiếp xúc với tất cả mọi người, từ VIPs cho đến reporters cho đến travellers. Vậy thì ai mới là đối tượng có tần suất tiếp cận với “bạn bè” nhiều hơn? TNV hay BTC? (Dĩ nhiên trường hợp này tôi kể là của riêng tôi) Vì sao vậy? Bởi những người nước ngoài ấy họ còn tìm được ai tin tưởng hơn đội ngũ vẫn mặc đồng phục, đeo thẻ và nụ cười thường trực? Họ vẫn có thể hỏi những bà bán thuốc lá, mấy chị cháo lòng tiết canh, mấy anh xe ôm rồi cũng sẽ ra cái họ cần, nhưng tội gì nhỉ? Trong khi những TNV được tân trang áo mũ chỉnh tề, giầy tất chỉn chu, áo dài tha thướt, kiến thức văn hóa hiện đại như thế cơ mà!

Những ngày náo nhiệt ấy chắc chắn tôi sẽ không thể nào quên. Không khí tưng bừng rộn ràng đã kéo chúng tôi ra khỏi nhà từ lúc trời mờ sáng và đến tối mịt vẫn chưa thấy hết năng luợng để tiếp tục di chuyển từ địa điểm này qua địa điểm khác, tiếp tục làm công việc giao liên, chuyển một số giấy tờ…không cần thiết nhân tiện kết hợp vui chơi. TNV mang thân đi làm tình nguyện là xác định mình sẽ chẳng có đồng xu teng nào dính túi khi trở về mặc dù Bộ Tài Chính có công bố sẽ hỗ trợ x VNĐ/ngày, mang thân đi làm tình nguyện là biết rõ định nghĩa của “tình nguyện” nên cũng chẳng bao giờ dám đòi hay hỏi ai về vấn đề tiền bạc, tiền mình mình dùng, cần gì tự lo, có khi còn gặp phiền hà vì phóng viên tác nghiệp đi xe ôm không có tiền trả, nhưng sau đó họ đền mình bằng một cái huy hiệu của nước họ, thế là gắn ngay lên áo, cười rạng ngời và vui.

Làm tình nguyện, nhớ những ngày bị tha lôi ra để “đi bộ vì trẻ em nghèo, đi bộ vì người mù”, có lúc phải tập trung đi phát tờ rơi. Chạy lăng xăng dắt phóng viên từ điểm này qua điểm khác công tác cũng là hết cả ngày, mắt vẫn cười tít lên mặc dù bụng đói meo từ sáng đến tối có mỗi miếng bánh đa lót dạ. Làm gì có thời gian nào để ăn, tự nhiên lúc đấy thấy thì giờ sao trôi nhanh thế.

Đương nhiên, sự kiện nào cũng cần phải than phiền. Có nhiều điều chưa hợp lý và còn thiếu sót trong tổ chức, nhưng tôi sẽ chẳng bao giờ nhớ đến và kể ra, bởi những điều hay đã lấn át chúng hết rồi. Mà cũng không tiện nêu ra, vì không khéo mọi người lại nhào vào đây để “phất cờ khởi nghĩa” thì hỏng hết bánh kẹo.

Nói thế, để biết rằng TNV cũng là một lực lượng giúp ích rất nhiều, cho cả các sự kiện quốc gia, quốc tế lẫn trong nước (mùa hè xanh). Thử đặt mình vào vị trí của một người thấp bé nhẹ cân, làm những việc không tên không tuổi, không chức danh thì nói ai nghe, làm ai tin? Sao sánh bằng các nhân vật của Ban Tổ Chức cho được. Nhưng khi “bạn bè” về, họ nhớ ai? Nhớ cá nhân mỗi chúng tôi hay nhớ BTC?

 

06 12 06

nhvt

Nhân việc đọc phản ứng hai chiều từ loạt bài TNV APEC

Image

 

Trong những ngày diễn ra hội nghị APEC 14, một vài TNV post lên blog của mình một số ý kiến, tâm sự về những khó khăn, vất vả đã phải chịu đựng vì một số thiếu sót của ban tổ chức. Việc này đã khơi mào thành một cuộc tranh cãi lan rộng trong thế giới blog. Một bên là những người ủng hộ những TNV, còn bên kia là những người tự xưng là đại diện của “thanh tra chính phủ”. (trích TTO)

Thực ra chuyện chẳng có gì đáng chú ý, mọi chuyện chỉ là mâu thuẫn về quan điểm của đôi bên, chuyện qua rồi thì cũng không thể kéo lại để làm khác đi được.

Nhưng điều đáng nói ở đây, đó là vấn đề ngôn từ. Tiếng Việt của các bạn quá hào hoa và mỹ miều đến nỗi trong mỗi câu các bạn thường dùng thuật ngữ tin học để insert thêm vào, mà người ta gọi là chèn thêm vào một từ “đ.” cho thêm phần long trọng. Cẩn thận hơn thì bạn vẽ thêm vài dấu hoa thị vào sau chữ đ. cho tăng phần gợi cảm, còn thiếu thời gian thì cứ viết đại thế ai cũng hiểu. Đến văn hóa viết mà bạn còn không quên tha lôi những từ-văn-hóa đó vào thì biết tưởng tượng văn hóa nói của bạn ra sao cho phải? Phụ âm “đ.” dường như đã được xem như một vật trang trí quan trọng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, thiếu nó bạn cảm thấy buồn tẻ và ngứa ngáy lắm hay sao?

Bạn sử dụng những từ đại loại như “đ.” hay “something like mother” quen thuộc vì có quá nhiều người dùng nó, kể cả là người thân của bạn chắc gì đã chừa ra. Bởi thế bạn thấy chúng bình thường và vô tình bạn đã trở thành một cộng tác viên đắc lực cho lối ăn nói xàm xí ấy. Nếu bạn muốn gây hấn với người khác, đâu cần phải sử dụng chính xác những từ như vậy để đối phó, còn thiếu gì từ cho bạn dùng mà không mang sắc thái biểu cảm giống thế mà vẫn làm người khác phải sôi máu đó thôi. Bạn chỉ khác biệt khi bạn biết rằng mình không bắt chước những người khác.

Tôi biết, mâu thuẫn xảy ra từ một từ – một từ thể hiện văn hóa ngắn.

 

Xin cảm ơn đã đọc bài viết.

061206

Image

 

 

Thời sự blog Việt – trich doan TTO

Image

Ranh giới mong manh

Có thể nói mỗi blogger (người viết blog) là một reporter (người đưa tin) chính hiệu. Họ ngày ngày cập nhật cho blog của mình và giao lưu, trao đổi với các blogger khác. Ảnh hưởng của blog đang ngày càng đóng vai trò tích cực hơn trong đời sống giới trẻ Việt.

Trong một thế giới thực mà ảo, ảo mà thực như blog, chuyện đưa những thông tin thiếu chính xác, dễ gây hiểu lầm và thật sự cũng có một số kẻ quậy phá… là hoàn toàn khó tránh. Chính giới blogger sẽ phải hằng ngày hằng giờ đối mặt với những rắc rối này. Bên cạnh đó, trong thế giới blogger cũng có những hiện tượng viết các entry gây shock để câu view (số người xem) và comment. Có thể mục đích của họ đạt được với số lượng view và comment vào hàng “khủng”. Nhưng cái giá phải trả là hoặc phải mai danh ẩn tích, hoặc phải xóa blog vĩnh viễn.

Chính những cuộc tranh cãi giữa các blogger đã khiến thế giới blog Việt hiện đang trở nên rối loạn hơn bao giờ hết. Họ “không còn biết tin vào ai” nữa. Đặc biệt, Pittypat – một trong số TNV đã viết những nhận xét của mình trên blog và cũng là một Mod uy tín trên diễn đàn TTVNOL – đã phải vất vả thanh minh. Cô tâm sự rằng đã bị khủng hoảng thật sự khi không ngờ những dòng tâm sự của mình đã khơi mào cho những nghi ngờ, hiểu lầm, nghi kỵ trong thế giới blog. Thế là hàng loạt blog đóng cửa hay rút vào hoạt động bí mật. Hàng loạt blogger không còn hứng thú viết blog nữa.

Một chuyên viên của Ban Tư tưởng – văn hóa T.Ư khẳng định: “Giới hạn giữa một ý kiến cá nhân với một quan điểm cộng đồng trong thế giới blog đôi khi chỉ là một lằn ranh rất mỏng manh. Chính vì thế, các blogger cần hết sức cẩn trọng khi đưa những thông tin nhạy cảm lên blog”.

Trich ttol

Bao TT & TN tuong dung ngoai su ton tai cua blog, nay cung da vao cuoc. Truoc day, chi thay tinh hinh blog(s) & blogger(s) tren nhung bao Dan Tri, Tien Phong, VNN. Khi nhung su thay doi tao ra anh huong, moi nguoi deu phai nhin nhan va vao cuoc.

The gioi bao la…