Viet Nam – Trung Hoa, tình hữu nghị?


Hình – Cửa khẩu Lào Cai, một trong những biên giới Viet Nam Trung Hoa


CÁI TÌNH HỮU NGHỊ ?


Fr. Ho Lan Huong

“VIỆT NAM TRUNG HOA NÚI LIỀN NÚI SÔNG LIỀN SÔNG MỐI TÌNH HỮU NGHỊ HƯỚNG RA BIỂN ĐÔNG…”

Xê dịch cột mốc trên bộ cả ngàn lần, nó lắt nhắt tủn mủn quá, nên ông bạn láng giềng chọn hướng biển Đông cho nó hoành tráng. Mà hoành tráng thực sự vì những của cải nó nằm dưới đáy biển HƠI BỊ THƠM. Nó ra tấm ra miếng hơn. Khôn thật!

Trong số những bạn, anh bạn này thực sự khó chơi vì cái tính khí cực đoan của anh ta. Quý thì mời ngồi ghế tréo da beo, mở tiệc khoản đãi. Ghét thì réo ông tổ ba đời người ta ra mà chửi.

Từ năm 179 trước công nguyên đến 905 (sau công nguyên), các anh bạn Triệu, Đông Hán, Tây Hán, Ngô, Tấn, Lương, Nam Triều, Tùy, Đường. Trải qua hơn nghìn năm, các anh bạn đã đè đầu cưỡi cổ dân ta, và ở giai đoạn đó cũng đã được biết thế nào là Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Trinh Nưong, Lý Bí (Bôn), Triệu Quang Phục, Đinh Kiến, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Dương Thanh.

Sau này bộ nhớ của những cái đầu bành trướng hẳn chưa quên những cái danh Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ…

Năm 1945, khi ta đã giành được chính quyền, thì chính anh Trung Hoa Dân Quốc cũng lại muốn nhân cơ hội giải giáp quân đội Nhật để mong kiếm cớ ở ỳ, đóng chiếm Việt Nam (?).

Trong những năm Việt Nam kháng chiến chống Pháp, Trung Quốc quả cũng giúp đỡ Việt Nam rất nhiều. Nhưng Việt Nam đâu có chỉ ăn không? Năm 1949, lúc đó tình hình kháng chiến còn cực kỳ khó khăn, theo yêu cầu của phía Trung Quốc, ta cũng đã phải tổ chức hai mũi đánh sang căn cứ Quốc Dân Đảng thuộc đất Trung Quốc phối hợp với bạn trong Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn, làm một mặt trận phối hợp, mở rộng căn cứ phía nam để đại quân tiến xuống.

Việc viện trợ quân sự cũng có những trường hợp tế nhị: Trong cuộc gặp gỡ ba phía bàn giúp chi viện Việt Nam, Staline đã nói với Mao Trạch Đông: – Đồng chí Hồ Chí Minh cần gì, Trung Quốc ở sát liền cứ đáp ứng đầy đủ, Liên Xô sẽ hoàn trả ngay mà lại còn “mới hơn”…

Hiệp nghị Genève (1954), Paris (1973) đâu có phải anh Chu Ân Lai không ép anh Phạm Văn Đồng? Trung Quốc trong bụng đâu có muốn Việt Nam thống nhất như miệng nói? Việt Nam còn ngổn ngang sau chiến tranh thì anh bạn “môi với răng” của chúng ta đã tổ chức một mặt trận ngầm ở biên giới Tây Nam nước ta, để xúi bọn Pôl Pốt thọc lét ta chơi.

Chiến đấu cơ Mig 19 do Trung Quốc chế tạo bọc bạt nằm cả dẫy trên sân bay Pochentong, chờ người lái do Trung Quốc đang đào tạo. Xe tăng, thiết giáp, Đại bác tầm xa các loại 120, 130mm có thể với tới Sài Gòn. Toàn Thành phố Phnompenh duổi dân đi hết, lầy từng căn phố làm kho chứa vũ khí. Súng ống đạn dược xếp lên tận nóc. Commencar Bắc Kinh trang bị đến tận Angkar (Xã). Cái đám âm binh này chỉ còn đợi ngày kéo cờ tận Chợ Lớn.

1979, Kế hoạch bị vỡ, cú quá, cú đến mức một anh Lé Lùn đội mũ Cowboy, nghênh ngáo phát biểu tại đất Texas (USA): “Chúng tôi sẽ dạy cho Việt Nam một bài học!”… Các anh ấy đã làm, nhưng tiếc kết thúc hơi sớm, nếu không ắt còn lắm trò hay.

Trong Bài học đó, do núi liền núi sông liền sông, nên xác xe tăng, xác lính, xác các loại đều được thu gom sạch sẽ và kéo về bên kia biên giới. Phi tang hoàn hảo.

Rút kinh nghiệm lần này kéo nhau ra biển, với lực lượng Hải Quân hùng mạnh hơn hẳn, chắc ăn rồi. Làm mấy cú Test, xả súng vào ngư dân, tập đổ bộ, làm sân bay, nghe ngóng, thấy đối phương chỉ “phản đối nhẹ nhàng” là lại lấn thêm một tý. Bài này hơi bị cũ, nhưng nếu Việt Nam mắc bẫy thì lôi ra biển dìm phi tang luôn.

Ối ông láng giềng ơi! Như Lý Quang Diệu đã nói: “Thời cá lớn nuốt cá bé” qua rồi. Vả lại chúng tôi cũng thừa biết dã tâm anh bạn. Anh không định nuốt chửng chúng tôi, vì việc đó là không được. Anh cũng biết thế, nên chơi bài mút dần tý một, mút như mút kẹo mút, hao dần mòn dần… Làm suy yếu đối phương và duy trì ở mức “chư hầu”, “thuộc hạ”. Có điên đầu mà kiện anh tới Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, thì anh phẩy cái quạt lông “phủ quyết” = 0. Không biết nói thế có đúng bụng “thiên triều” không vậy.

Ok! Hãy đợi đấy, có thể vì không sống nổi, biết đâu một ngày đẹp trời nào đó, Việt Nam lại chả nhận mình là một tỉnh của ông anh chẳng hạn.

Mẹo này chắc Cụ Gia Cát Lượng đã tiểu di lại.

Hoan hô Nhạc sĩ Đỗ Nhộn đã có bài:

VIỆT NAM TRUNG HOA NÚI LIỀN NÚI SÔNG LIỀN SÔNG MÓI TÌNH HỮU NGHỊ KÉO RA BIỂN ĐÔNG…

Bố tôi thâm trầm , thâm thuý, tôi mạn phép bố đăng bài của bố lên blog tôi. Bởi cái sự hữu nghị kéo ra biển Đông này khiến dân ta mất đất.


(bài viết từ blog Ho Lan Huong – copyright)

Tagged:

7 thoughts on “Viet Nam – Trung Hoa, tình hữu nghị?

  1. Viet Nam Que Huong Toi Tháng Mười Hai 8, 2007 lúc 3:45 sáng Reply

    Rất hân hạnh!

  2. ArchiTong Tháng Mười Hai 8, 2007 lúc 10:43 sáng Reply

    tôi rất cần sự giúp đỡ của bạn 😡

  3. Viet Nam Que Huong Toi Tháng Mười Hai 9, 2007 lúc 1:17 sáng Reply

    Và do cả dòng máu thâm hiểm và chủ trương mở mang bờ cõi ăn sâu ngàn đời của chúng nữa chứ.

  4. libonli ® Tháng Mười Hai 9, 2007 lúc 2:13 sáng Reply

    Tôi đọc ở đâu đó nói rằng: “Việt Nam và Trung Quốc là đồng chí nhưng không là đồng minh!”
    Gọi là đồng chí vì cả 2 nước cùng theo con đường CNXH, nhưng CNXH của Trung Quốc là:”cái gì có lợi cho tao thì tao làm”, còn Việt Nam luôn chủ trương: “dĩ hoà vi quý”. Cũng là do hoàn cảnh 2 nước khác nhau, kẻ mạnh kẻ yếu…

  5. Viet Nam Que Huong Toi Tháng Mười Hai 10, 2007 lúc 2:38 sáng Reply

    /Bằng/ : Cám ơn bạn, chúng ta luôn phải cám ơn những người lính đã sống vì đất nước.

    /Q/ : xin cảm ơn.

  6. Bằng Chéo !! Tháng Mười Hai 10, 2007 lúc 10:42 sáng Reply

    Bố mình cũng tình nguyện chiến đấu chống PolPot, để cho mẹ con mình đợi xuốt gần hai năm không tin tức.Ở cái tuổi lên 2 lên 3 mình không ý thức được vì sao khi bố về mẹ mình khóc muốn ngất,ông bà cũng vậy.Và giờ đây,khi mình hòa quyện vào đoàn người biểu tình ở HCM,mình thật sự rất cảm động.Một niềm tin và tự hào rằng Việt Nam trong trái tim mình trong dòng máu mình còn mãi mãi.

  7. QUOA Tháng Mười Hai 10, 2007 lúc 12:33 chiều Reply

    ung ho.!!!

Gửi phản hồi cho Viet Nam Que Huong Toi Hủy trả lời